UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam cho điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT, đưa cảng Đề Gi và Tam Quan, ra khỏi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Nhằm tìm đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tỉnh Bình Định đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa ngư dân với doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Định cho rằng, căn cứ vào tiến độ hiện nay, việc đầu tư xây dựng Cảng cá Tam Quan theo Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được khởi công xây dựng sẽ còn rất lâu, trong khi việc xây dựng cảng cá đang rất cần thiết và cấp bách.
Kiểm soát chặt chẽ đội tàu đánh bắt xa bờ, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là giải pháp then chốt để có thể gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Các cảng cá tại tỉnh Bình Định là nơi thu hút nhiều tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh cập cảng, bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác đưa đi tiêu thụ. Vì vậy, Ban quản lý Cảng cá tỉnh này đã quyết tâm nỗ lực khắc phục "thẻ vàng" IUU theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), từ nơi xuất phát.
Nhiều tàu cá tỉnh Bình Định đã bắt đầu mua sắm lương thực, thực phẩm, vận chuyển ngư lưới cụ để khởi hành chuyến biển đầu năm, đến các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Trước khi tàu xuất bến, các chủ tàu đã thực hiện các thủ tục nào?
Từ đầu năm Âm lịch đến nay, các tàu cá đánh bắt gần bờ của ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển, mỗi tàu 1 ngày đi 2-3 chuyến, kiếm cả chục triệu đồng. Trong khi đó, các tàu đánh bắt xa bờ xuyên Tết cũng đã cập bờ, mang theo nhiều “lộc” biển.
Sau chuyến đánh bắt ở ngư trường xuyên Tết, nhiều ngư dân Bình Định khai thác cá ngừ đại dương bắt đầu cập bến bán cá, về nhà đón Tết muộn cùng gia đình, vợ con.