Tỉnh Lai Châu

  • Cần cù, chịu khó nhưng không ít hội viên, nông dân xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) không thể thoát nghèo do thiếu vốn, kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trước thực tế đó, Hội Nông dân xã đã giúp đỡ hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác và chuyển giao khoa học kỹ thuật để bà con vươn lên.
  • Đến cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.
  • Mỗi thảm thực vật trong khu rừng già nguyên sinh trên đường lên đỉnh Pu Ta Leng cao 3.049m (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đều để lại ấn tượng khó phai.
  • Những năm qua, cùng với nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, tạo sinh kế, hội viên nông dân xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Lai Châu) còn được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Hai nguồn vốn như 2 mũi “giáp công” để Hội ND giúp hội viên, nông dân đẩy lùi cái nghèo, vươn lên khấm khá.
  • Bản vùng cao Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đã và đang là điểm đến lý tưởng của du khách gần xa. Người có công mở hướng cho du lịch nông nghiệp ở bản vùng cao Sin Suối Hồ chính là anh Vàng A Chỉnh - Trưởng bản Sin Suối Hồ.
  • Mận, đào đang độ ra hoa gặp phải trận mưa đá đầu mùa nên bị rụng sạch. Hoa màu của bà con ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cũng bị ảnh hưởng nặng. Chưa năm nào bà con lại phải hứng chịu trận mưa đá đến sớm như năm nay.
  • Cây sa nhân tím hỗ trợ cho người dân một số bản của xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) trồng dưới tán rừng, bị chết hàng loạt, không chỉ gây lãng phí tiền của Nhà nước mà còn tốn công sức trồng, chăm sóc của bà con ở xã biên giới còn nhiều khó khăn này.
  • Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Lai Châu đã tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành thu gom bao gói sau sử dụng theo đúng quy định. Cùng với đó, nhân rộng mô hình xây dựng bể thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
  • Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng, chị Đặng Thị Nhâm, 48 tuổi ở bản Tiên Bình (thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi trâu và trồng trọt. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình chị ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng khá giả hơn.
  • Mấy năm gần đây, bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, nhân dân các dân tộc địa phương tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.