Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đó là thông tin được ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng".
Ông Bình cho biết, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua đã thay đổi lớn, tăng mạnh mẽ từ 0,8 triệu tỷ (năm 2010) khoảng 2,9 triệu tỷ (2021). Con số này cho thấy, chúng ta huy động nguồn lực "khổng lồ" về phương diện vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp lớn. Năm 2010, trong 0,8 triệu tỷ đồng, đầu tư của Nhà nước là khoảng 0,3 triệu tỷ, tư nhân là 0,3 triệu tỷ đồng, còn lại là nước ngoài.
Sau 10 năm, khu vực Nhà nước chỉ tăng hơn gấp đôi (0,7 triệu tỷ), tư nhân là 1,72 triệu tỷ đồng, cho thấy sự lớn mạnh của nguồn lực kinh tế tư nhân.
Đáng chú ý, tốc độ tăng của vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh trong năm 2021 (tăng 7,2%), trong khi toàn xã hội chỉ tăng 3,2%. Điều này cho thấy, tốc độ tăng này được hỗ trợ bởi trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng.
Trong tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng trưởng từ 38% năm 2011-2015 đã tăng lên gần 60% năm 2021 cho thấy nguồn lực của nền kinh tế phân bổ lớn cho khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua.
Về hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) có xu thế đảo chiều giai đoạn 2010-2021 cho thấy, nếu năm 2010 khu vực kinh tế nhà nước cần 9,8 đồng để tạo ra 1 đồng GDP thì khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần sử dụng 4,3 đồng để tạo ra 1 đồng GDP cho thấy khu vực tư nhân sử dụng vốn hiệu quả hơn.
"Tuy nhiên xu hướng này đảo ngược giai đoạn dịch bệnh vừa qua, khi mà khu vực kinh tế nhà nước vẫn duy trì mức 10 đồng vốn cho 1 đồng GDP thì khu vực tư nhân lại cần đến 23 đồng", Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn như vậy nhưng tốc độ tăng năng suất lao động liên tục giảm, sự đóng góp của TFP vào GDP cũng giảm theo. Ông Bình nhấn mạnh đây là điều cần phải đảo ngược, thay đổi để giúp doanh nghiệp "vượt sóng".
Từ số liệu, Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhận định: "Thời kỳ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua rồi. Sự suy giảm của hệ số ICOR đầu tư tư nhân trong hai năm vừa qua có thể là chỉ dấu báo hiệu thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua và khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực khác để đóng góp cho gia tăng sản lượng, gia tăng tăng trường như công nghệ và nguồn nhân lực".
Theo ông Lê Duy Bình, hệ số ICOR xấu đi của đầu tư tư nhân trong hai năm vừa qua cũng có tác động của đại dịch Covid-19, của quy luật hiệu quả lợi nhuận cận biên giảm dần, của điểm tới hạn của mô hình dựa chủ yếu vào đóng góp của yếu tố đầu vào là vốn mà không chú trọng tới các yếu tố khác.
"Nó cũng đồng thời làm dấy lên câu hỏi liệu các nguồn vốn đầu tư tư nhân như đã đăng ký, thống kê đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản lượng và giá trị gia tăng cho nền kinh tế hay không? Cách thức phân bổ, bơm vốn như thời gian qua đã hợp lý chưa? Đã đến được các doanh nghiệp cần nó nhất chưa, vốn có chạy từ khu vực sản xuất sang phi sản xuất, đầu tư vào tài sản dài hạn, chạy vòng vòng hay không?", ông Bình đặt vấn đề và nhấn mạnh, đó là các câu hỏi cần phải trả lời cho năm 2023.
Đồng thời cho rằng, theo vị chuyên gia này, cần có biện pháp nào để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn trước sự chèn lấn, lấn át của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Khẳng định đầu tư tư nhân cần chiến lược mới trong bối cảnh mới, trong nguy có cơ, ông Lê Duy Bình cho rằng cần những động lực mới cho khu vực này.
Do vai trò của đầu tư tư nhân trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng với tỷ trọng đầu tư tư nhân chiếm tới xấp xỉ 60% trong tổng số vào năm 2021, hiệu quả của đầu tư tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
"Mục tiêu nhằm tăng tổng đầu tư toàn xã hội, tăng đầu tư, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trọng, cần được gắn liền với các mục tiêu khác về hiệu quả đầu tư, về gắn tăng trưởng về vốn với các yếu tố động lực tăng trưởng khác như nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực", ông Lê Duy Bình chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.