Vị hoàng đế chết uất ức nhất trong lịch sử Trung Quốc là ai?
Có vẻ như các Hoàng đế Trung Quốc cổ đại đều là "duy ngã độc tôn, nhất ngôn cửu đỉnh Chân Long Thiên Tử", đặc biệt những vị Hoàng đế khai triều lập quốc như: Hán Cao tổ Lưu Bang, Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ, v.v đều là những vị Hoàng đế hùng tài đại lược trong lịch sử. Tuy nhiên, triều đại Đông Tấn thì khác.
Vị hoàng đế khai quốc là Tấn Trung Tông Nguyên Hoàng Đế Tư Mã Duệ đăng cơ xưng đế, đó là kết quả của sự ủng hộ của Vương tộc Lang Nha, vì vậy có câu: "Vương và Mã, chung thiên hạ".
Sau cái chết của Tư Mã Duệ, từ Tấn Tổ Minh Hoàng Đế đến Tấn Ai Đế Tư Mã Phi, v.v, năm vị hoàng đế, bị buộc phải chia sẻ quyền lực với các quý tộc khác, đến Hoàng đế thứ 7 và thứ 8 của Đông Tấn, Vương triều thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi sự uy hiếp của thừa tướng Hoàn Ôn.
Vì vậy, trong thời Đông Tấn, quyền lực của triều đình nhiều lần bị kiểm soát bởi các quan đại thần. Tình hình này không thay đổi cho đến đời hoàng đế thứ chín Tư Mã Diệu mới có cải biến.
Trước và sau khi Tư Mã Diệu lên ngôi, triều đại Đông Tấn bị bao trùm bởi âm mưu của vị thừa tướng quyền lực Hoàn Ôn. Năm 372 sau Công nguyên, Hoàng đế Tư Mã Dục, người trị vì chưa đầy hai năm, chết vì u sầu.
Lúc này, Thượng thư Phó xạ Vương Bưu, người có quyết định cuối cùng trong thời điểm đó, kiên quyết duy trì chế độ "cha truyền con nối" mà hành sự, đưa Tư Mã Diệu kế vị. Bởi vì lúc này Hoàn Ôn đã già yếu không thể dấy binh lên cướp ngôi, mà muốn dùng vũ lực để uy hiếp triều đình Đông Tấn đòi thêm 9 tích.
Nhưng dưới sự cố tình trì hoãn của Tạ An và những người khác, Hoàn Ôn bị bệnh và qua đời 9 tháng sau đó. Vì vậy Tư Mã Diệu đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi lên ngôi, khi đó Tư Mã Diệu mới 11 tuổi. Tuy rằng Hoàn Ôn đã chết, nhưng dòng tộc của Hoàn Ôn vẫn có tầm ảnh rất hưởng lớn.
May mắn thay, nhà Tấn trước đây dụng binh từ Ích Châu, Kinh Châu và Hoài Nam, nên gia tộc Hoàn Ôn đã bị kiềm chế rất nhiều.
Khi trận Phì Thủy bùng nổ vào năm 383 sau Công nguyên, các đại thần của triều đại Đông Tấn, đứng đầu là Tạ An, không chỉ ổn định tình hình chính trị trong nước mà còn đào tạo ra một lực lượng tinh nhuệ là Bắc phủ binh. Cuối cùng, chính đội quân này đã đánh bại giấc mộng thống trị Trung Hoa của Tiền Tần Thiên Vương Phù Kiên.
Chiến thắng của trận Phì Thủy không chỉ tiếp tục duy trì tình trạng ổn định của nhà Đông Tấn, mà còn thay đổi cục diện chính trị. Hoàn Trùng, thủ lĩnh của gia tộc Hoàn Ôn qua đời năm 384 sau Công nguyên, và cuộc tranh chấp giữa Kinh và Dương từng tồn tại trong triều đại Đông Tấn ngay lập tức được hóa giải.
Sau đó, Hoàng Hiếu Vũ đế thừa cơ trước sự tan rã của Tiền Tần để bắt đầu cuộc Bắc phạt. Năm 387 sau Công nguyên, Tạ An qua đời vì bệnh tật.
Ba châu Từ, Thanh và Duyện cũng lần lượt được chia cho các hoàng tộc của nhà Đông Tấn là Tư Mã Đạo Tử, Tiếu Vương Thanh và Tư Mã Điềm, Cho đến nay, Tư Mã Diệu đã thực hiện được ước mơ mà không một vị hoàng đế nào trong tám vị hoàng đế của triều đại Đông Tấn có thể đạt được.
Sau thành công của cuộc viễn chinh phương Bắc, Tư Mã Diệu bắt đầu say mê tửu sắc. Theo sử sách ghi lại, Hiếu Vũ Đế bản tính nghiện rượu, thường "quanh quẩn trong nội điện, ít tỉnh, người ngoài ít nhìn thấy".
Một lần Tư Mã Diệu cùng phi tần mà ông sủng ái nhất là Trương Quý Nhân có một bữa tiệc linh đình, khi họ đang uống rượu, ông ta đã nói đùa với Trương Quý Nhân, người đã gần 30 tuổi rằng: "Nhìn tuổi thì nên phế truất. Ta thích những người trẻ hơn". (Về tuổi thì ngươi lẽ ra nên bỏ đi).
Trương Quý Nhân nghe xong vô cùng tức giận, mà Tư Mã Diệu lúc đó say như chết nên không biết. Đêm đó Trương Quý Nhân cố tình say sưa với thái giám bên cạnh Tư Mã Diệu, sau đó lợi dụng lúc Hoàng đế ngủ say, bà ta đã triệu tập cung nữ trùm chăn bông lên mặt Hoàng đế và bóp ngạt Hoàng đế đến chết.
Sau đó, Trương Quý Nhân mua chuộc những người hầu thân cận, và nói dối rằng Hoàng Đế đã chết vì gặp ác mộng.
Tư Mã Diệu, Tần Hiếu Vũ đế có thể nói là Hoàng đế chết một cách uất ức nhất trong lịch sử, thật đáng tiếc sau đó vụ việc không có ai đi điều tra sự thật, cũng liên quan đến tình hình chính trị trong triều đại Đông Tấn lúc bấy giờ.
Trong suốt cuộc đời của Tư Mã Diệu, ông lên ngôi khi còn rất trẻ, chiến thắng trong trận Phì Thủy và giành lại quyền lực tối cao cho Hoàng tộc. Chỉ tiếc rằng ông đã đánh mất bản thân ở thời kỳ đỉnh cao của quyền lực, chết ở tuổi 34 chỉ vì một câu nói đùa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.