10 sự thật về núi Phú Sĩ khiến bạn thực sự kinh ngạc

Mẫn Nhi (Theo Listerious) Thứ năm, ngày 16/09/2021 00:55 AM (GMT+7)
Núi Phú Sĩ là ngọn núi mang tính biểu tượng và nổi tiếng nhất ở xứ sở Mặt trời mọc.
Bình luận 0

1. Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản

img

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, với độ cao 3.776m. Đây cũng là ngọn núi lửa nằm trên một hòn đảo được xếp hạng cao thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau núi Kerinci trên đảo Sumatra ở Indonesia.

2. Núi Phú Sĩ nằm rất gần Tokyo

img

Núi Phú Sĩ nằm trên ranh giới của tỉnh Shizuoka và Yamanashi, cách Tokyo khoảng 100 km về phía tây nam, gần bờ biển Thái Bình Dương. Vào những ngày trời quang mây tạnh, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ngọn núi này từ Tokyo.

3. Lần phun trào gần nhất của núi Phú Sĩ là… 300 năm trước

img

“Vụ phun trào Hoei” là vụ phun trào cuối cùng tính tới thời điểm hiện tại của núi Phú Sĩ. Vụ phun trào nào bắt đầu vào ngày 16/12/1707 và kết thúc vào ngày 1/1/1708. Rất nhiều người thắc mắc về lần phun trào tiếp theo của ngọn núi này. Trận động đất lớn với cường độ 9.0 đã xảy ra vào năm 2011 khiến áp suất trong khoang chứa magma của núi Phú Sĩ tăng cao khiến nhiều người lo ngại nó có thể sẽ phun trào bất cứ lúc nào.

4. Núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trong gần nửa năm

img

Khí hậu lãnh nguyên là khí hậu tồn tại trên đỉnh núi Phú Sĩ. Có nghĩa là nó sẽ rất lạnh vào mùa đông và tương đối lạnh vào mùa hè. Sự khắc nghiệt của loại khí hậu này khiến cây cối trên núi không thể phát triển. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận trên đỉnh núi là -38 độ C, được ghi nhận vào tháng 2 năm 1981. Vào một ngày mùa hè đẹp trời, nhiệt độ cao nhất lên tới 17,8 độ C, được ghi nhận vào tháng 8 năm 1942. Với nhiệt lượng này, chỉ mất nửa năm là tuyết có thể bao phủ toàn bộ đỉnh núi.

5. Núi Phú Sĩ là một trong ba ngọn núi thiêng của Nhật Bản

img

Từ thời cổ đại, núi Phú Sĩ đã được coi là một ngọn núi linh thiêng. Cùng với núi Tate và núi Haku, ba ngọn núi này đã tạo thành “Ba ngọn núi Thánh” của Nhật Bản. Chân núi được tận dụng làm nơi tập luyện của các Samurai cổ đại và phải đến cuối những năm 1960, vào thời Minh Trị, nửa đầu của đế chế Nhật Bản, phụ nữ mới được phép đặt chân đến ngọn núi này.

6. Ở Nhật Bản, người dân không gọi ngọn núi này là Phú Sĩ

img

Nếu cái tên “núi Phú Sĩ” đã trở nên quen thuộc trên toàn thế giới, thì người Nhật gọi nó là “Fuji-San”. Các tên gọi khác được người bản địa dùng là “Fujiyama” hoặc “Núi Fujiyama”.

7. Núi Phú Sĩ được bao quanh bởi 5 hồ nước

img

Bên cạnh việc được bao quanh bởi 4 thị trấn: Gotemba ở phía Đông, Fujiyoshida ở phía Bắc, Fujinomiya ở phía Tây và Fuji ở phía Nam thì ngọn núi này còn được bao quanh bởi 5 hồ nước: Hồ Kawaguchi, Hồ Yamanaka, Hồ Sai, Hồ Motosu và Hồ Shōji.

8. Có một “khu rừng ma ám” ở chân núi phía Tây Bắc

img

Ở chân núi phía Tây Bắc có một khu rừng tên là Aokigahara. Truyền thuyết kể rằng, khu rừng này bị ám bởi ma quỷ, Yūrei và Yōkai. Cùng với Cầu Cổng Vàng ở San Francisco (Mỹ) và Cầu sông Dương Tử ở Nam Kinh (Trung Quốc) thì đây là nơi tự tử phổ biến thứ 3 trên thế giới. Ước tính có hơn 500 người đã tự kết liễu mình trong rừng. Sự kiện này càng làm tăng thêm tính huyền bí của khu rừng.

9. Miệng chính của núi lửa Phú Sĩ rất lớn

img

Miệng chính của ngọn núi này có đường kính 780m và sâu khoảng 240m. Đáy của miệng núi có đường kính từ 100 đến 130m.

 10. Ngọn núi được sử dụng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật

img

Núi Phú Sĩ là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Nó đã được đưa vào nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau như tranh vẽ, bản in khắc gỗ, thơ ca, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu… Khung cảnh đường chân trời Tokyo với điểm nhấn là núi Phú Sĩ đã trở thành hình ảnh ấn tượng hiện lên trong đầu bất cứ ai khi nhắc về Nhật Bản.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem