Bộ nn&ptnt

  • Bộ NNPTNT vừa tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan.
  • Trước những khó khăn của người chăn nuôi do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và giá lợn hơi xuống quá thấp, ngày 4/7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã có công văn gửi Thủ tướng, Bộ NNPTNT đề nghị có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi sau dịch.
  • Trong 20 năm qua, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp được Bộ NNPTNT giao quản lý và triển khai thực hiện 23 chương trình, dự án với tổng số vốn đầu tư ước tính khoảng 1,968 tỷ USD từ các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Chính phủ Đan Mạch (Danida) và Chính phủ Cộng hòa Pháp.
  • Sau 10 năm thực hiện Đề án phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, đã có hàng nghìn giống cây - con mới được đưa vào sản xuất, góp phần tạo nên một hệ sinh thái canh tác mới. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, nếu không tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu, chọn tạo giống thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu thì ngành này sẽ tụt hậu.
  • Trong 10 năm thực hiện đề án Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, đã có hàng trăm giống lúa được công nhận, nhưng chỉ có 16 giống hoa được công nhận mới. Một con số mất cân đối nghiêm trọng.
  • Theo Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, nếu đã nhìn nhận rõ mối đe doạ và tác động từ biến đổi khí hậu thì cần có những chiến lược cấp bách để đối phó với thách thức, cần một cơ chế đặc thù cho khu vực đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) để phát triển bền vững, biến thách thức thành cơ hội để sống chung với biến đổi khí hậu.
  • Tại Diễn đàn “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại ĐBSCL” do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.HCM ngày 18/6, có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản đã mang lại hiệu quả nhiều mặt.
  • Sau hơn 4 tháng bị dịch tả lợn châu Phi tấn công dữ dội đến "trắng tay", đến giờ hàng nghìn hộ dân ở Hưng Yên, Thái Bình... vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch khiến bà con ngày càng kiệt quệ.
  • Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi và đang có chiều hướng bùng phát mạnh, Bộ NNPTNT đã phải ban hành văn bản hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn.
  • Tính đến ngày 22/5, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 40 tỉnh, thành phố với 1,6 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy (chiếm 6% tổng đàn). Trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến lo ngại, nếu các địa phương không triển khai cấp bách các giải pháp phòng chống, nguy cơ thiếu nguồn cung thịt lợn đang hiện hữu trước mắt.