Càn Long trọng dụng Hòa Thân để kiểm soát Gia Khánh?
Hòa Thân là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc, suốt cuộc đời hắn đã tham ô, nhận hối lộ, vơ vét tiền của của dân chúng, còn gây ra rất nhiều tội ác. Tai tiếng của tham quan này có lẽ không phải chuyện "kín" vào thời đó. Thế nhưng, một điều kỳ lạ là vua Càn Long lại cực kỳ trọng dụng hắn, giao hầu hết những công việc quan trọng trong triều chính để Hòa Thân xử lý.
Không thể phủ nhận Hòa Thân rất khôn khéo, thông minh, hiểu lòng đế vương. Thế nhưng, việc Càn Long giữ hắn bên mình còn một mục đích khác nữa. Cụ thể, Càn Long thoái vị ở tuổi 80, nhường ngôi cho con trai Gia Khánh. Thế nhưng, vua Gia Khánh trên thực tế chỉ được tự quyết định nhưng việc nhỏ vì trong chiếu chỉ mà Càn Long ban hành lúc thoái vị có nêu rõ rằng: "Trẫm tuy đã thoái vị rồi, nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm".
Để kiểm soát triều chính, Càn Long bấy giờ phải dùng đến Hòa Thân. Trước hết, Hòa Thân có thế lực lớn, lại nghe lời ngài nên rất thích hợp để "cài cắm" trong triều đình. Trong trường hợp Gia Khánh muốn bãi chức đại thần lớn nhất triều như hắn thì buộc phải hỏi ý Càn Long. Rõ ràng, dù ở cương vị thái thượng hoàng rồi nhưng Càn Long vẫn tính toán chu toàn để thâu tóm quyền lực về một mối.
Tương truyền, Càn Long thoái vị vẫn xưng là trẫm, đại thần khi gặp ông phải hô "Vạn vạn tuế" trong khi với Gia Khánh chỉ được hô "Vạn tuế". Quan chức địa phương khi đến Bắc Kinh cũng phải bái kiến Càn Long trước. Bản thân vua Gia Khánh sau khi đăng cơ vẫn phải thường xuyên tới Ninh Thọ Cung để bái kiến phụ vương, mỗi lần phải bái lạy 3 lần và dập đầu 9 lần.
Mãi cho tới khi Càn Long qua đời, Gia Khánh mới thực sự trở thành hoàng đế "hữu danh hữu thực". 10 ngày sau khi cha mất, Gia Khánh luận tội Hòa Thân với 20 tội danh, tịch thu toàn bộ tài sản và xử phạt lăng trì. Tuy nhiên vì các đại thần và công chúa can ngăn nên vua đã cho phép Hòa Thân được tự tử trong phủ của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.