Với khát khao thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, cộng với sự cần cù, ông Phạm Văn Toán, thôn Vạt, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn, trồng rừng thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Ông Đoàn Công Oánh (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) - "người trồng rừng tiêu biểu của tỉnh" đang chịu nghịch cảnh tại chính cánh rừng do bàn tay ông gây dựng: trồng rừng nhưng bị cấm khai thác!
Giao khoán đất rừng cho người dân bảo vệ và thực hiện nông lâm kết hợp phủ xanh đồi trọc, thế nhưng khi diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác lại bị cấm. Đó là phản ánh của người dân thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tới Báo Dân Việt.
Sau hơn 6 năm khởi nghiệp ngay tại quê hương, anh Nguyễn Văn Thơm (xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) đã thành công với mô hình nuôi ốc nhồi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không những vậy, anh Thơm còn mạnh dạn đầu tư nuôi chồn nhung đen, chồn hoa và cho nguồn thu bất ngờ từ mô hình còn rất mới lạ tại địa phương.
Xã Phong Quang (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Xã đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển cũng như lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó có mô hình trồng dưa hấu, trồng mía, trồng khoai tây, trồng hồng không hạt...
Với độ cao 2.428m so với mực nước biển, đỉnh núi Tây Côn Lĩnh thuộc rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Bắc”. Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh trải rộng trên 15 nghìn ha, trong đó khoảng 5 nghìn ha có cây hoa đỗ quyên sinh sống, tập trung nhiều tại xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Sau một thời gian lập nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, anh Cát nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi bò lai 3B, nên quyết định trở về quê hương Hà Giang để khởi nghiệp với mô hình nuôi giống bò ví như "cỗ máy sản xuất thịt" và hiện có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Với tinh thần ham học hỏi, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đến nay gia đình anh Nguyễn Văn Thơm, thôn Việt Thành, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên đã lựa chọn nuôi ốc nhồi, nuôi cầy nhung đen để phát triển kinh tế gia đình.
Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thấy con nhím dễ nuôi, phù hợp với điều kiện của gia đình. Năm 2010, ông Trần Văn Thu, thôn Minh Thành, xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư làm chuồng trại nuôi nhím.
Sau gần một năm triển khai, thực hiện đến nay, trên địa bàn toàn huyện đã có 24 xã, thị trấn của huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đăng ký dự thi “Tuyến đường kiểu mẫu” cấp huyện năm 2022, với tổng chiều dài trên 16 km.