Ở một cái hồ nước nhân tạo đẹp như phim, dân xã này của Hà Giang đang nuôi loài cá đặc sản

Mạnh Hùng (TTKN Hà Giang) Thứ tư, ngày 04/09/2024 18:51 PM (GMT+7)
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang phối hợp với Phòng NN PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên thực hiện dự án “Xây dựng mô hình Nuôi cá lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch sinh thái tại địa phương". Cá lăng chấm là một loài cá đặc sản.
Bình luận 0
Mô hình nuôi cá lăng chấm, cá đặc sản thực hiện tại thôn Mịch A, xã Thuận Hoà, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Mô hình nuôi cá đặc sản trong lòng hồ, nuôi trên sông nhằm giúp cho HTX và người dân tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa giống cá lăng chấm vào nuôi lồng trên mặt nước lòng hồ thủy điện.

Nuôi cá đặc sản, cụ thể là nuôi loài cá lăng chấm sẽ trở thành mô hình tiềm năng trong phát triển kinh tế cho người dân vùng ven lòng hồ của huyện Vị Xuyên.

img

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang, Phòng NN PTNT huyện Vị Xuyên kiểm tra hệ thống lồng nuôi cá lăng chấm tại thời điểm trước khi thả cá lăng giống.

Dự án xây dựng mô hình “Nuôi cá lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch sinh thái tại địa phương năm 2024” được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang.

Mô hình tham gia thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2023-2025. Dự án được triển khai với quy mô 280m3 lồng với 7 hộ dân tham gia.

Với 7 hộ dân tham gia mô hình nuôi cá lăng chấm kết hợp làm du lịch sinh thái, nhà nước sẽ hỗ trợ 70% giống cá lăng Chấm, thức ăn, men vi sinh, thuốc phòng trị bệnh…

Dự án còn hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, HTX đối ứng 30% cá lăng giống, thức ăn, hóa chất, men vi sinh, thuốc phòng trị bệnh và các vật tư thiết yếu khác và được hưởng lợi 100% sản phẩm thu được từ mô hình.

img

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang kiểm tra cá lăng chấm tại xã Thuận Hoà, huyện Vị Xuyên.

Dự án đặt mục tiêu trong thời gian tới sẽ phấn đấu đạt năng suất hơn 12kg cá lăng chấm thương phẩm/m3.

Trọng lượng cá lăng chấm tại thời điểm thu hoạch hơn 1,5kg/con và tỷ lệ cá sống đạt trên 80%, sản phẩm cá thương phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm.

Dự án còn hướng tới mục tiêu xây dựng được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với du lịch sinh thái tại địa phương. 

Tổng kinh phí thực hiện dự án nuôi cá lăng chấm là 500 triệu đồng. Thông qua dự án nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân tham gia dự án yên tâm nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể là nuôi cá lăng chấm, cá đặc sản.

Mô hình góp phần tăng thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới cho địa phương.

Tin, ản

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem