Nông thôn xanh
-
Tự mày mò và chế biến một loại chế phẩm sinh học, những người phụ nữ ở xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội, đã xây dựng được mô hình xử lý rác thải hữu cơ cho đông đảo người dân trong thôn. Và từ đó, khiến rác trở thành nguồn tài nguyên hữu ích, góp phần xây dựng môi trường nông thôn ngày một xanh - sạch - đẹp.
-
Mô hình nuôi cá sử dụng bí quyết “sông trong ao”, một HTX thủy Sản tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đã đạt được hiệu quả kép: Vừa nâng cao chất lượng đàn cá, vừa bảo vệ môi sinh bền vững. Bí quyết này cũng là chủ đề chính của Nông thôn Xanh tuần này.
-
Bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại, và ứng dụng tốt KHKT, bà con nông dân làng nghề rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) đã xử lý tốt về cả mùi và chất thải chăn nuôi của rắn, phát triển làng nghề rắn Vĩnh Sơn trở thành một địa chỉ sáng cả về doanh thu và vấn đề bảo vệ môi trường.
-
Tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, mô hình "Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình" đã khiến rác trở thành một nguồn nguyên liệu hữu ích và quý giá.
-
Dù đang trong thời gian đình chỉ sản xuất để khắc phục và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, nhà máy giấy Thuận Phát vẫn ngang nhiên hoạt động, tiếp tục xả thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường. Đây chính là thủ phạm đã "bức tử" dòng suối Cái.
-
Dòng suối Cái có lưu lượng nước khá lớn, đủ để cung cấp cho cả vùng nông nghiệp thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ, dù sống cạnh nguồn nước dồi dào, người nông dân nơi đây vẫn phải lặn lội đi hàng chục km để tìm nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
-
Từ một dòng suối trong xanh và trù phú, hạ lưu suối Cái chảy qua huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giờ đây chỉ còn một màu đen kịt, đục ngầu, lềnh phềnh váng bọt trắng xóa, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Gần như chẳng một sinh vật nào còn tồn tại dưới dòng suối đục ngầu này.
-
Sau khi chủ động đưa KHKT vào sản xuất, sự chuyển biến rõ rệt về tình trạng ô nhiễm tại khu vực chăn nuôi đã được ghi nhận trên nhiều địa phương. Kết quả này đã góp phần khẳng định sự sáng tạo, chuyên nghiệp của người nông dân thời đại mới.
-
Vùng nước ngập mặn, thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, là "món quà" mà tạo hóa đã ban cho người nông dân nơi đây. Ở đây, hệ sinh thái, vi sinh vật vô cùng trù phú, khiến cho việc nuôi trồng gia cầm rất thuận lợi. Và cũng chính từ đó, việc gìn giữ, bảo vệ khu rừng ngập mặn này cũng đặt ra vô cùng cấp thiết.
-
Mùi hôi thối, ruồi nhặng từ các chất thải của khu vực chăn nuôi lợn tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, vốn là “gánh nặng” đối với địa phương. Nhưng từ khi sử dụng một số loại chế phẩm sinh học, tình trạng này đã cơ bản được giải quyết rất tốt. Đó là nội dung chính trong Chương trình Nông Thôn Xanh ngày hôm nay.