Ukraine âm mưu tấn công Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia NATO nổi giận
Ukraine âm mưu tấn công Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia NATO nổi giận
V.N (Theo RT, RN)
Thứ hai, ngày 13/01/2025 21:05 PM (GMT+7)
Budapest coi bất kỳ hành động nào nhằm phá hoại nguồn cung năng lượng của mình là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói hôm thứ Hai, sau khi có thông tin từ Nga cho biết Kiev đã cố gắng làm tê liệt đường ống TurkStream bằng các máy bay không người lái tự sát.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/1 cho biết, cuối tuần qua, hôm 11/1, Kiev đã sử dụng 9 máy bay không người lái để tấn công trạm nén khí Russkaya gần làng Gaikodzor, thuộc khu vực Krasnodar của Nga. Cơ sở này thuộc hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ - một đường ống xuất khẩu gồm hai tuyến, một tuyến bơm khí tự nhiên qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ; tuyến thứ hai đến các quốc gia Nam và Đông Nam Âu.
Đường ống này "là yếu tố không thể thiếu cho việc cung cấp khí tự nhiên" cho Hungary và đã hoạt động ổn định trong nhiều năm qua - Ngoại trưởng Hungary Szijjarto cho biết trong một bài đăng trên Facebook ngày 13/1..
"Chúng tôi mong muốn mọi người tôn trọng sự an toàn và khả năng hoạt động của tuyến vận chuyển này," ông nói thêm.
Tất cả các máy bay không người lái đều bị bắn hạ; mảnh vỡ của một trong số chúng đã làm hư hại nhẹ tòa nhà và thiết bị của trạm đo khí. Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm không có ai bị thương.
Nhân viên của Gazprom nhanh chóng loại bỏ hậu quả của các mảnh vỡ rơi và khôi phục thiết bị. Bộ Quốc phòng kết luận hiện nay trạm nén đang bơm khí như bình thường.
Quan hệ giữa Hungary và Ukraine đã trở nên căng thẳng, khi Budapest phản đối yêu cầu của Kiev về việc tăng viện trợ quân sự trong cuộc xung đột với Nga. Chính phủ Hungary đi ngược lại chính sách chủ đạo ở phương Tây, kêu gọi hỗ trợ Kiev "cho đến khi cần thiết" để đánh bại Moscow.
Cách tiếp cận này không thay đổi được cục diện của cuộc xung đột ở Ukraine, Budapest cho biết. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên EU đã tự gây thiệt hại về kinh tế khi cố gắng trừng phạt Moscow bằng các lệnh trừng phạt, vì họ đã mất quyền tiếp cận thị trường Nga và tài nguyên thiên nhiên của nước này.
Năm ngoái, Kiev đã từ chối gia hạn một hợp đồng dài hạn với Nga về cho phép vận chuyển khí qua lãnh thổ của mình đến Đông Âu. Các quốc gia tiêu thụ khí đốt đã chỉ trích quyết định này, cáo buộc chính phủ Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng vì mục tiêu chính trị.
"Ukraine đang cố gắng gia nhập EU với tư cách là ứng cử viên, và lần nữa đã đặt nền kinh tế Châu Âu vào tình thế khó khăn hơn với quyết định mới nhất của mình" - ông Szijjarto nói vào tuần trước khi bình luận về tình hình.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ sẵn sàng thay thế Hungary trong EU, cáo buộc Budapest đang "tăng cường" Nga với chính sách của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.