17 năm sau vụ khủng bố 11.9: Một vạn người đang đối mặt tử thần

Trà My - The Guardian Thứ tư, ngày 12/09/2018 17:55 PM (GMT+7)
17 năm trôi qua, vụ tấn công khủng bố ngày 11.9 vẫn để lại hậu quả ảnh hưởng đến hàng nghìn người.
Bình luận 0

img

17 năm trôi qua, vụ tấn công khủng bố ngày 11.9 vẫn để lại hậu quả ảnh hưởng đến hàng nghìn người.

John Mormando đang có thể trạng tốt nhất - một vận động viên marathon và tập luyện ba môn phối hợp - khi ông nhận thấy cục u nhỏ trên ngực vào tháng 3 năm ngoái.

Ông đi khám bác sĩ và sớm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Mormando, 51 tuổi, sốc trước chẩn đoán này – chỉ dưới 1% trường hợp ung thư vú xảy ra ở nam giới, và gia đình ông không có tiền sử mắc bệnh này. Sau đó, các đồng nghiệp nhắc ông về những tháng ông làm việc gần địa điểm của cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9: tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York.

img

Tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York ngày 11.9.2001

Hàng chục ngàn người đã sống hoặc làm việc trong khu vực này vào thời điểm đó. Họ hít thở bầu không khí dày đặc khói độc hại, bốc lên từ các tòa nhà chọc trời bị phá hủy. Nhiều người đã bị bệnh, nhiều người tử vong và các trường hợp mới vẫn được báo cáo có liên quan với các chất độc trong không khí. Ví dụ mới nhất là một nhóm đàn ông bị ung thư vú, bao gồm Mormando.

Ông Mormando đã làm việc tại New York Mercantile Exchange, ngay gần WTC vào thời điểm đó.

Mormando, đang hóa trị, là một trong ít nhất 15 đàn ông làm việc hoặc sống gần khu vực này và bị chẩn đoán ung thư vú, theo luật sư của nhóm người này, ông Michael Barasch.

img

Ông Mormando đã làm việc tại New York Mercantile Exchange, ngay gần WTC vào thời điểm đó.

Michael Guedes, cảnh sát về hưu từng làm việc nhiều tháng tại khu vực, bị chẩn đoán ung thư vú 3 năm trước sau khi phát hiện cục u trên ngực. Guedes, 65 tuổi, đã trải qua phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, và vẫn đang dùng thuốc.

Jeff Flynn, 65 tuổi, cho biết trước khi được chẩn đoán phát hiện bệnh vào năm 2011, ông thậm chí còn không biết đàn ông có thể bị ung thư vú. “Mặt tôi tái mét khi nghe tin. Cuộc sống thay đổi ngay lập tức”, ông nói.

Flynn làm việc cho một công ty lưu trữ dữ liệu gần WTC và quay trở lại làm việc ngay sau cuộc tấn công. “Tôi thực sự có thể nếm thấy không khí. Nó rất hôi”, ông nói.

img

Hàng chục ngàn người đã sống hoặc làm việc trong khu vực này ngày 11.9

Nhóm người đàn ông bị ung thư vú chỉ là một khía cạnh cho thấy cuộc khủng hoảng y tế kéo dài suốt 17 năm sau vụ tấn công khủng bố.

Khi người dân New York tụ tập đến nơi từng là WTC để tưởng nhớ 17 năm ngày 11.9, New York đã đi đến mốc quan trọng: 10.000 người bị chẩn đoán ung thư liên quan đến 11.9.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6, có 9.375 thành viên của Chương trình Y tế WTC được chứng nhận là mắc ung thư liên quan đến 11.9. Ngoài ra, 420 thành viên bị ung thư đã qua đời.

Tổng cộng, hơn 43.000 người đã được chứng nhận là có tình trạng sức khỏe liên quan đến 11.9.

img

10.000 người bị chẩn đoán ung thư liên quan đến 11.9.

Không chỉ cảnh sát, lính cứu hỏa, 11.9 còn ảnh hưởng đến nhiều cư dân Manhattan như nhân viên văn phòng, giáo viên và học sinh tại các trường địa phương.

“Đây là bụi độc hại ảnh hưởng đến mọi người. Cho dù bạn là sinh viên hay lính cứu hỏa hay triệu phú cũng không quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mọi người và giết mọi người”, luật sư của nhóm người đàn ông bị ung thư vú, Barasch nói.

11.9 năm ngoái, giám đốc FBI Christopher Wray cho biết trong 6 tháng qua, ông đã mất ba đồng nghiệp từng làm việc trong ngày 11.9. Wray kêu gọi người dân đăng ký vào các chương trình chính phủ nhằm phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến khói độc và mảnh vỡ trong ngày 11.9.

Người đàn ông bí ẩn rơi khỏi tháp đôi vụ khủng bố 11.9

15 năm sau thảm kịch khủng bố kinh hoàng 11.9, chưa bao giờ có một sự kiện nào để lại nhiều nỗi đau và dằn vặt trong...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem