Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong các bộ phim cung đấu của Trung Quốc, chúng ta thường thấy những cảnh phi tần khi tức giận thường đánh phạt thái giám,cung nữ. Tuy nhiên trên thực tế, các học giả lại cho rằng phi tần trong hậu cung có thể đánh nhưng không thể tùy tiện mắng như vậy, nếu không họ có thể lãnh hậu quả nghiêm trọng. Tại sao vậy?
Theo "Thanh sử thảo" ghi chép, trong hậu cung thời phong kiến, cung nữ có địa vị khá thấp. Họ được đưa vào cung để hầu hạ cho các vị chủ tử. Họ không chỉ phục vụ cho mọi hoạt động sinh hoạt của các chủ tử mà đôi lúc còn phải làm những công việc bẩn thỉu, nặng nhọc. Trong nhiều cảnh phim, chúng ta thấy nhiều phi tần khi gặp chuyện không vừa ý thường trút giận lên đầu cung nữ.
Nhưng trong lịch sử hoàn toàn ngược lại, khi triều đình nhà Thanh sụp đổ, một số cung nữ đã tiết lộ sự thật: Trong cung, các chủ tử không được quát mắng cung nữ, nguyên nhân gồm 3 điều sau:
Thứ nhất, các vị phi tần biết rằng nếu dùng những lời lẽ thô tục mắng cung nữ sẽ khiến bản thân mất đi khí chất khuê tú của bản thân. Đặc biệt khi họ tức giận sẽ khó kiềm chế bản thân, làm ra những hành động lỗ mãng ảnh hưởng đến hình tượng của người trong hoàng tộc.
Thứ hai, trong cung người qua lại nhiều, khi trách mắng cung nữ một cách gay gắt khó tránh khỏi trở thành câu chuyện bị mọi người bàn tán. Trong quá trình truyền tải câu chuyện có thể sẽ bị "thêm mắm muối" khiến sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt lại bị thổi phồng quá đà. Sự việc đến tai hoàng thượng, sẽ khiến thiên tử cảm thấy vị phi tần này chua ngoa đanh đá mà ghét bỏ. Không ít phi tần vì chuyện này mà thất sủng thậm chí bị đày vào lãnh cung.
Cuối cùng, cung nữ làm việc trong cung trong thời gian dài đều nắm rất rõ sự tình. Vị phi tần nào đang tranh đấu với ai, bôi nhọ ai, ít nhiều cũng nắm giữ bí mật nào đó. Khi tùy ý đánh mắng và động thủ với họ, trong lúc tuyệt vọng có thể các cung nữ sẽ nghĩ quẩn mà tiết lộ hết bí mật của các vị phi tần, đây là điều mà họ rất e sợ.
Quy tắc đã rõ ràng như vậy nhưng nhiều phi tần vì quá tức giận đã lỡ trách phạt, thậm chí động thủ với cung nữ mà dẫn đến hậu quả bị hoàng thượng ghét bỏ.
Năm 17 tuổi, Đôn phi Uông thị thông qua kỳ tuyển tú được gả vào cung. Tuy ban đầu không quá nổi trội nhưng từ khi sinh hạ công chúa, địa vị của Đôn phi ngày càng vững chắc trong hậu cung. Chính vì đang được hoàng thượng sủng ái, Đôn phi Uông Thị khó tránh khỏi cao ngạo.
Cộng với tính cách dễ nổi nóng, một lần vị phi tần này vì cung nữ phạm phải một lỗi nhỏ mà đánh mắng người này tới chết. Lời đồn thổi trong cung không ngừng rộ lên, mà thông qua miệng của nhiều người khi đến được tai hoàng thượng đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Kết quả hoàng thượng nổi giận lôi đình lập tức trừng phạt Đôn phi, không cho phép phi tần này tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc công chúa.
Vị công chúa có thể làm lay chuyển trái tim vua Càn Long là Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa. Sinh ra vào năm vua Càn Long 63 tuổi, khi đó hầu hết hoàng tử công chúa khác đều đã trưởng thành nếu như không đi lấy chồng thì cũng qua đời, cho nên Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa nhất mực được Càn Long Đế yêu thương, nuông chiều.
Vì thông minh khéo léo từ nhỏ nên rất được lòng vua cha. Chuyện mẹ của công chúa là Đôn phi vì phạm phải đại tội mà bị giáng chức, công chúa đã nhanh trí làm nũng, khóc lóc trước mặt vua cha nhiều ngày. Kết quả vua Càn Long bị lay động nên đã phục chức cho mẫu thân, sau đó còn coi như có chuyện gì xảy ra mà yêu thương Đôn phi hết mực.
Cho dù bản thân phạm phải đại tội đứng trước nguy cơ thất sủng, giáng chức nhưng nhờ có con gái ra tay, Đôn phi lại một lần nữa dành trọn trái tim Càn Long. Có thể nói sinh được một người con gái thông minh như vậy là niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.