Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thành Côn là một nhân vật được cố nhà văn Kim Dung tạo ra trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký. Y xuất hiện dưới vỏ bọc là nhà sư từ bi đức độ với pháp hiệu Viên Chân, nhưng ẩn sau đó là một người mưu mô xảo quyệt, đê tiện và độc ác. Thành Côn có tâm nguyện muốn trở thành Võ lâm Chí tôn và làm vua. Để gây tiếng xấu cho Minh giáo, Thành Côn giết hại người nhà của đệ tử Tạ Tốn, vốn là Hộ Pháp của Minh giáo. Tạ Tốn vì uất hận mà ra tay giết người bừa bãi trở thành kẻ thù của giang hồ, còn Thành Côn trốn vào phái Thiếu Lâm.
Trong khoảng thời gian đó thì Thành Côn bái kiến Không Kiến thần tăng (một trong bốn vị thần tăng chùa Thiếu Lâm) làm sư phụ, lấy hiệu Viên Chân. Y đã lừa cả Không Kiến thần tăng, giả làm một cuộc hẹn mượn Không Kiến ra hòa giải với Tạ Tốn. Nhà sư Không Kiến lấy cơ thể của mình chịu 13 đòn Thất thương quyền của Tạ Tốn với mong muốn hóa giải thù hận, nhưng đến khi Không Kiến chết Thành Côn vẫn không chịu ló mặt ra, vậy là sự hy sinh của Không Kiến đại sư trở nên vô nghĩa, Tạ Tốn lại gây thêm đại thù với Thiếu Lâm tự.
Ngoài ra Thành Côn còn châm ngòi cho cuộc chiến giữa Minh giáo và võ lâm Trung Nguyên. Trong suốt 30 năm, một tay Thành Côn đã gây ra thảm cảnh máu chảy đầu rơi khắp nơi, xứng đáng được xem là nhân vật gây nhiều tội ác nhất trong giới phản diện của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.
Lệnh Hồ Xung là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong loạt truyện kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Xuất hiện trong bộ truyện Tiếu ngạo giang hồ, anh chàng lãng tử này được nhiều người đánh giá là có tửu lượng cao nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Có đánh giá này sẽ gây ra nhiều tranh cãi vì một cao thủ rượu khác là Kiều Phong cũng không hề kém cạnh. Thế nhưng, Lệnh Hồ Xung lại được khắc họa như một "con sâu rượu", ham tửu, yêu tửu như tính mạng mình. Trong bộ phim Tiếu ngạo giang hồ được dựng vào năm 1984, trong trích đoạn khi Điền Bá Quang giao chiến cùng Lệnh Hồ Xung, hắn đã từng phải thốt lên rằng: "Lệnh Hồ Xung ngươi luận về kiếm pháp trên võ lâm có thể chỉ được xếp hạng thứ, nhưng luận về tửu pháp thì chắc chắn phải đứng thứ nhất trên giang hồ, Điền Bá Quang ta quy phục!".
Lý Á Bằng - nam diễn viên nổi danh nhờ vai diễn nhân vật Lệnh Hồ Xung cũng từng chia sẻ: "Luận về tửu lượng thì tôi công nhận hình tượng Lệnh Hồ Xung đúng là một 'con sâu' chính hiệu. Không những ham tửu mà chàng tửu đồ lãng tử này còn rất biết cách uống thưởng thức. Và tôi nghĩ cũng chính nhờ chất tửu mà ngòi bút của Kim Dung tiên sinh đã thể hiện được tính cách, khí phách của một đấng anh tài tuấn kiệt như Lệnh Hồ Xung!".
Lệnh Hồ Xung uống rượu không phải để vơi đi tâm tư tình cảm trong lòng. Hắn uống như thói quen, uống như một cách thưởng thức. Đối với Lệnh Hồ Xung, dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dở, nhất là người nâng chén rượu cùng uống có đáng mặt hảo hán để giao kết hay không mà thôi. Lúc đó thì ân oán thị phi đều có thể hoà tan trong chén rượu chân tình.
Thạch Phá Thiên là nhân vật chính trong Hiệp khách hành, nhân vật này khi mới xuất hiện có tên là Cẩu Tạp Chủng, đây là cái tên do mẹ nuôi Mai Phương Cô gọi và sau đó được bang Trường Lạc gán cho cái tên là Thạch Phá Thiên (thực chất ban đầu là danh xưng của Thạch Trung Ngọc) và từ đó trở nên quen thuộc với cái tên Thạch Phá Thiên.
Từ nhỏ đến lớn Cẩu Tạp Chủng sống với mẹ nuôi trên núi, dù mẹ y tâm địa tàn nhẫn, luôn hắt hủi y, gọi y là Cẩu Tạp Chủng nhưng kỳ lạ thay, Cẩu Tạp Chủng lớn lên với một tâm hồn cực kỳ trong sáng, tốt bụng, hào hiệp. Một ngày nọ, khi mẹ bỏ đi, Cẩu Tạp Chủng xuống núi tìm mẹ và vô tình bị cuốn vào vòng xoáy giang hồ.
Sau này nhờ học xong võ công ở tất cả các bức vách trên đảo Hiệp Khách, chàng đã trở thành cao thủ số một võ lâm, chỉ với vài đường cơ bản, Cẩu Tạp Chủng đã khiến Bối Hải Thạch phải hổ thẹn, thất bại thảm hại sau khi hắn xưng bá võ lâm với tuyệt kỹ Dịch cân thần công.
Võ công tăng tiến và hóa giải được nhiều uẩn khúc trong giang hồ, tuy nhiên cho đến cuối truyện, uẩn khúc về lai lịch của chính chàng vẫn không được hóa giải mặc dù người đọc đều hiểu rằng Cẩu Tạp Chủng chính là con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu.
Trong quá khứ, Mai Phương Cô sau khi cướp đứa con nhỏ của Mẫn Nhu đã không giết, trái lại lại nuôi nấng và gọi là Cẩu Tạp Chủng. Cố nhà văn Kim Dung đã cố tình để một dấu hỏi lớn ở cuối truyện để tạo bi kịch trong tiểu thuyết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.