Chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ (ảnh: Defenceaviation Post)
Nga từ lâu đã là nguồn cung vũ khí chính cho Ấn Độ, từ tàu ngầm hạt nhân đến xe tăng, chiến đấu cơ. Mối quan hệ quốc phòng Nga - Ấn cũng bền chặt trong nhiều thập kỷ. Ấn Độ cũng có quan hệ tốt với Mỹ, tạo điều kiện cho nước này mua được nhiều vũ khí phù hợp và hiện đại, thậm chí là độc nhất vô nhị.
Với 5 loại vũ khí dưới đây, quân đội Ấn Độ không phải e dè trước bất cứ quốc gia nào, kể cả là Trung Quốc – nước đang có tranh chấp biên giới, theo Defenceaviation Post.
1. Chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI
Su-30MKI được xem là trụ cột của không quân Ấn Độ. Quân đội nước này sở hữu khoảng 250 chiến Su-30MKI trong biên chế. Su-30MKI là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, mạnh mẽ nhất của Ấn Độ hiện nay.
Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình BrahMos và các loại tên lửa dẫn đường, tên lửa phòng không. Cấu tạo 2 ghế ngồi của Su-30MKI giúp chiến đấu cơ này có thể chở 2 phi công. Phi công ngồi sau chịu trách nhiệm tối ưu hỏa lực.
Su-30MKI đặc biệt được đánh giá cao về khả năng không đối không với khả năng bay bền bỉ, tốc độ cao. Đây là đối thủ đáng gờm với J-11B – chiến đấu cơ được coi là “xương sống” của phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc.
Khả năng của Su-30MKI cũng được so sánh với các loại máy bay chiến đấu J-16, J-20 của Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula đang do quân đội Ấn Độ sử dụng (ảnh: India Today)
2. Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula
Năm 2012, Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga với giá 670 triệu USD trong vòng 10 năm. Sau khi gia nhập hải quân Ấn Độ, tàu đổi tên thành INS Chakra.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Ấn Độ sở hữu kho vũ khí vô cùng đáng gờm với các tên lửa hành trình 3M-54E Kalibr mạnh mẽ, cùng một độ ồn cực thấp, rất khó cho việc phát hiện. Các chuyên gia nhận định rằng, với khả năng chống ngầm tương đối hạn chế của Trung Quốc hiện nay, việc tàu ngầm Akula của Ấn Độ hoạt động ở khu vực biển sâu và xa gần như không thể phát hiện.
Với giá khoảng 3 tỷ USD mỗi chiếc, tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga được đánh giá vào loại đắt nhất thế giới. Với vỏ thép dày, kiên cố, INS Chakra hiện do quân đội Ấn Độ sử dụng có khả “sống sót” cao sau mỗi trận chiến.
Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos (ảnh: Reuters)
3. Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos
Đây là loại tên lửa được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống hạm P-800. Ấn Độ có nhiều biến thể của Brahmos, cho phép trang bị cho cả hải quân, không quân và lục quân.
Brahmos có tốc độ phóng cực nhanh (Mach 3) và tấn công chính xác mục tiêu đang di chuyển một cách đáng tin cậy. Loại tên lửa này có sức mạnh xé toạc một tàu chiến cỡ lớn làm đôi nếu đạt tới vận tốc đa. Tầm bắn xa khiến Brahmos trở thành vũ khí đáng lo ngại đối với quân đội Trung Quốc.
Tên lửa Brahmos có trọng lượng 3.000kg đối với bản tiêu chuẩn và 2.500 kg đối với bản phóng từ máy bay.
Tầm bắn của Brahmos là 300 km và có thể phóng từ nhiều phương tiện như tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và các phương tiện mặt đất.
Biến thể mới và được cho là mạnh mẽ nhất của Brahmos là khi kết hợp cùng chiến đấu cơ Su-30MKI.
Tên lửa Brahmos phóng từ Su-30MKI khi đang bay không chỉ có lợi thế về độ cao mà còn được tăng thêm tốc độ và tính chính xác. Lối di chuyển của Brahmos khi được phóng ra cũng rất khó đánh chặn.
Xe tăng T-90 MS của Ấn Độ (ảnh: CNN)
4. Xe tăng T-90 MS
Ấn Độ hiện đang sở hữu hơn 1.000 chiếc xe tăng T-90 MS do nước này nhập khẩu từ Nga và tự sản xuất theo công nghệ được chuyển giao.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ được đánh giá là có năng lực chiến đấu mạnh mẽ, với động cơ 1.000 mã lực. Pháo của xe tăng T-90 MS có cỡ nòng 125mm và bắn ra được cả tên lửa chống tăng.
Cuối năm 2019, Ấn Độ ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD để mua hơn 400 chiếc xe tăng T-90 MS nữa cho quân đội. T-90 MS của Ấn Độ được cho là vượt trội hơn các loại xe tăng Type-96 và Type-99 đã tương đối cũ kỹ của Trung Quốc.
Ngoài các loại vũ khí kể trên, Ấn Độ còn đang chờ Nga chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 uy lực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.