Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Không muốn cũng phải làm
Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH mới đây, hiện cả nước có 11,3 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 11,95% dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên, khoảng 5,7 triệu NCT nữ, 7,2 triệu NCT đang sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%) và khoảng 30% người cao tuổi không có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Chính bởi vậy, hiện nay có đến 40% người cao tuổi ở Việt Nam đang phải lao động. Phần lớn trong số này đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, chịu hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Bà Nguyễn Thị Liên dù đã ở tuổi 78 nhưng vẫn trông trẻ thuê. Ảnh: Minh Nguyệt
Bà Nguyễn Thị Liên (78 tuổi, thôn 5 Hoằng Đồng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) làm nghề nông có cuộc sống khó khăn. Trước đây, vì gia đình đông con, cháu nên ngoài làm nông nghiệp bà còn tranh thủ mò cua bắt ốc để bán lấy tiền nuôi các con. Giờ tuy tuổi đã già nhưng cuộc sống vẫn không mấy thay đổi, bà Liên vẫn làm thêm vì “các con có gia đình riêng, chúng nó cũng vất vả nên mình tự lo thân mình”.
Chồng mất, tuy ở cùng con trai nhưng bà vẫn ăn riêng, làm riêng. Để kiếm sống, bà nhận trông trẻ cho nhà hàng xóm, hôm nào rảnh bà lại ngồi chợ bán rau. Bà Liên tâm sự: “Ở quê, người già như tôi không có lương hưu thì phải tự làm ăn thôi. Ngồi chờ con cháu nuôi thì mệt mỏi lắm vì chúng nó cũng đang khó khăn có đâu mà nuôi mình. Thôi thì cứ làm thêm được đồng nào hay đồng ấy”.
Ông Nguyễn Hữu Vui – Chủ tịch Hội NCT thôn 5, xã Hoằng Đồng cho biết, thôn có 30 NCT thì có tới 2/3 trong số này không có lương hưu. Chỉ 5 người có trợ cấp xã hội dành cho người già từ 80 tuổi trở lên (mức trợ cấp thấp 270.000 đồng/tháng). Hầu hết thành viên đều phải đi làm thêm, người phụ giúp con cái làm nông nghiệp, người thì bán rau, đi chợ, hoặc trông trẻ.
Cần hỗ trợ người cao tuổi
Mới đây, tại phiên giải trình về “Trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với NCT và người khuyết tật”, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Việt Nam cần sớm có lộ trình giảm độ tuổi NCT hưởng trợ cấp và nâng mức trợ cấp lên.
"Theo dự báo, đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta là khoảng 27 triệu người, chiếm 1/4 tổng dân số cả nước”. Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam |
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cũng cho biết, về độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, trước đây, Việt Nam quy định là 90 tuổi, rồi xuống 85 và hiện là 80 tuổi. Theo ông Dung, muốn điều chỉnh phải tính toán sửa luật hoặc Quốc hội phải có nghị quyết nếu cần sửa gấp. Bộ trưởng cũng đồng tình nên rút độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội xuống 75 tuổi, mức trợ cấp cũng phải nâng lên.
“Về mức chuẩn trợ cấp xã hội 270.000 đồng như hiện nay cần phải gấp rút điều chỉnh. Cuối năm nay chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ để nâng mức trợ cấp lên” - Bộ trưởng Dung nói.
Ngoài giải pháp trên, ông Dung cũng nhấn mạnh tới các giải pháp căn cơ, lâu dài hơn như phải tính đến việc hoạch định chính sách nhằm “Khởi nghiệp cho người già” bởi hiện nay tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá nhanh.
Về phía đơn vị nghiên cứu, bà Ngô Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) cho rằng, cần phải có chính sách toàn diện để đảm bảo tạo việc làm an toàn phù hợp từ đó góp phần cải tạo chất lượng cuộc sống cho NCT Việt Nam.
Bà Ngọc Anh cho rằng, Nhà nước cần có chính sách can thiệp vĩ mô để tạo việc làm cho NCT. “Theo tôi cần có chính sách can thiệp về mặt vĩ mô. Ví dụ, đưa vấn đề việc làm cho NCT vào trong luật. Thực hiện mở rộng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm theo hướng có chuyên đề giới thiệu việc làm cho NCT. Thực hiện thăm khám sức khỏe lao động, chăm sóc bệnh nghề nghiệp cho NCT khi đi làm... Riêng với đối tượng NCT không đủ sức khỏe, cần có chính sách linh động thực hiện trợ cấp ngay” - bà Ngọc Anh chia sẻ quan điểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.