Đây là một trong những quy chế khi đi vào khu vực biên giới đất liền. Hành vi không mang theo giấy tờ tùy thân (như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
Làm hư hại cột cờ, bia chủ quyền biên giới bị phạt đến 100 triệu đồng
Cũng theo Nghị định 96, mức phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng áp dụng với các hành vi:
Làm hư hại mốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo.
Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia.
Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 m tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 m tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân, tương ứng 80-100 triệu đồng.
Ngoài ra, nghị định quy định mức phạt với hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo khu vực biên giới sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
Nghị định 96 sẽ có hiệu lực từ 10/10.
Gọi điện quảng cáo chưa được đồng ý có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, có hiệu lực từ 1-10-2020, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng.
Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.
Bán thuốc lá trước trường học có thể bị phạt đến 5 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, hành vi bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Các hành vi bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nghị định 98 có hiệu lực thi hành từ 15/10/2020.
Giáo viên không được bỏ buổi dạy
Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trường tiểu học, giáo viên, nhân viên cần chú ý:
Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.