Theo nhìn nhận, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới “chảy máu” rừng Tây Nguyên là chuyển đổi rừng và phá rừng. Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân của tình trạng phá rừng là vấn đề di dân tự do, công tác quản lý bảo vệ rừng yếu kém, quản lý các cơ sở chế biến gỗ, tụ điểm mua, bán gỗ kém hiệu quả, việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển lâm nghiệp vùng Tây Nguyên chưa đủ mạnh.
Một vụ phá rừng ở Tây Nguyên. ảnh: D.H
Trước thực tế này, tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng vùng Tây Nguyên (ngày 20.6), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương cần thực hiện ngay biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên, đồng thời có biện pháp khôi phục và phát triển rừng bền vững.
Thủ tướng cũng chỉ đạo không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai...; không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp; phải đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên; ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chiếm đất rừng và rừng; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với các dự án thủy điện không chấp hành quy định trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.