6 giải pháp Hội ND tham gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi

Đinh Khắc Đính Thứ bảy, ngày 21/09/2019 12:01 PM (GMT+7)
Trước tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến đời sống nhân dân ngày càng rõ nét. Cùng với đó, hội viên nông dân cả nước đang đứng trước nhiều thách thức: Tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp; thị trường không ổn định; trình độ hội viên nông dân còn nhiều hạn chế… đã tác động đến sản xuất và đời sống của hội viên nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo ở những vùng này còn cao so với mặt bằng chung cả nước...
Bình luận 0

Trước những thách thức đó, các cấp Hội NDVN đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Một là: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách dân tộc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; coi trọng giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực trong hội viên, nông dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi…

img

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bát Xát (Lào Cai) thoát nghèo, vươn lên khấm khá nhờ vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu sinh sản. Ảnh: P.V

Hai là: Làm tốt công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và các đoàn thể ở địa phương, tập trung mọi nguồn lực tiếp tục đẩy mạnh  phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tăng cường các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm, thông tin thị trường, liên danh, liên kết tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp…

Ba là: Hội cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện dự án vùng đồng bào dân tộc, miền núi khó khăn, nhất là nhóm dân tộc ít người và rất ít người. Triển khai thí điểm mô hình Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đồng thời, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Bốn là: Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực về đảm nhiệm vị trí chủ chốt của tổ chức Hội ở các xã miền núi khó khăn; trong xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ cần gắn với Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của BCH T.Ư Hội NDVN (khóa VII), về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội NDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.  

Năm là: Tăng cường giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vùng dân tộc thiểu số, miền núi; lựa chọn các công nghệ phù hợp với trình độ, để tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho hội viên nông dân tiếp cận, phát triển và ứng dụng; xây dựng chuỗi liên kết trong nông nghiệp với mô hình 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà băng, nhà khoa học, nhà phân phối ở cả miền núi và đồng bằng.

Sáu là: Phối hợp kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án cũng như việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Hội, bảo đảm đạt kết quả tốt hơn, tránh lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc giám sát thực hiện chính sách dân tộc và tính tự lực, tự cường, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong thời gian tới…

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem