Mô hình tất yếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay Chính phủ sẽ tạo điều kiện tối đa để Minh Phú đạt mục tiêu 2 tỷ USD.
Cụ thể, tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo điện tử Dân Việt/NTNN tổ chức ngày 11.3 tại TP.HCM, ông Quang nói: “Tôi từng được mời sang Philippines trình bày trước Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về mô hình doanh nghiệp xã hội. Sau khi nghe tôi trình bày xong, lãnh đạo ADB thích quá và nói rằng họ sẵn sàng một khoản vay 100 triệu USD với lãi suất 0% với điều kiện Minh Phú đứng ra bảo lãnh".
Chủ tịch Minh Phú Lê Văn Quang trả lời trực tuyến Dân Việt ngày 11.3. Ảnh: Hứa Phương
“Xây dựng mô hình doanh nghiệp xã hội chúng tôi có thể huy động được nguồn vốn của quốc tế vì giải quyết được vấn đề xã hội và môi trường. Mục tiêu doanh nghiệp xã hội chúng tôi là xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, xây dựng công trình phúc lợi cho người nuôi tôm chính là giải quyết vấn đề xã hội” - ông Quang cho hay.
Cũng theo ông Quang, nuôi tôm gắn với trồng rừng, bảo vệ rừng giải quyết vấn đề môi trường thì sẽ được cộng đồng quốc tế hỗ trợ. Minh Phú tin tưởng một khi triển khai mô hình thuận lợi thì nguồn vốn tín dụng quốc tế dành cho ngành tôm sẽ chỉ là 0% lãi suất, cùng lắm là 2-3% mà thôi.
Doanh nghiệp và nông dân cùng...giàu!
Theo tìm hiểu, cách làm của Minh Phú là liên kết với người nuôi tôm, tạo thành doanh nghiệp xã hội, áp dụng quy trình nuôi mới, tạo ra giá trị cộng hưởng, giúp tôm có giá trị cao hơn và giải quyết bài toán nuôi tôm nhỏ lẻ, phân tán cũng như bơm chích tạp chất, kháng sinh.
Theo đó, thay vì để người nuôi tôm tự phát triển nhỏ lẻ, manh mún như trước đây, xây dựng mô hình doanh nghiệp xã hội, Minh Phú tập hợp người nông dân lại và đưa diện tích nuôi của mỗi hộ dân sẽ trở thành một ao nuôi tôm của Minh Phú.
Lợi ích của bà con nông dân là sẽ có quy trình nuôi tôm năng suất cao, tạo ra sản phẩm sạch mà lại bảo vệ tốt cho môi trường sinh thái.
Nuôi tôm sinh thái giúp bảo vệ môi trường
“Phần lớn lợi nhuận mà doanh nghiệp xã hội làm ra là để đầu tư lại cho những người nuôi tôm giúp đảm bảo an sinh xã hội” - ông Lê Văn Quang cho hay.
“Tham gia doanh nghiệp xã hội, nông dân góp vốn bằng chính diện tích ao nuôi, ruộng đất của mình mà hoàn toàn yên tâm không sợ bị mất. Minh Phú chúng tôi giúp nông dân nuôi tôm với quy trình sạch bệnh, chất lượng cao, giá thành thấp và lại có được chứng nhận quốc tế phục vụ cho xuất khẩu thì chẳng phải có lợi cho đôi bên, giúp nhau cùng làm giàu sao” - ông Quang chia sẻ.
Thựa ra mô hình doanh nghiệp xã hội của Minh Phú khởi phát từ việc nuôi tôm sinh thái, tôm - lúa và sau đó là nuôi tôm công nghiệp. Tôm sinh thái, tôm hữu cơ có giá trị cao hơn tới 30% so với tôm nuôi truyền thống. Nuôi tôm sinh thái tự nhiên có thể dùng thức ăn hữu cơ để nâng năng suất nhưng lại giúp tăng thêm giá trị của tôm khi xuất khẩu. Nuôi tôm công nghiệp thì nông dân cần chọn mật độ thấp, vừa với sức tải của môi trường để giảm nguy cơ dịch bệnh, dễ đầu tư hơn.
Ngành tôm không thiếu vốn nếu như tỷ lệ thành công trong nuôi tôm được nâng lên từ 30% như hiện nay đạt 70-80%. Nếu đạt tỷ lệ này, tôi tin các tổ chức tín dụng sẽ mặn mà hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.