Ai là người thổi vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc?

Một thế giới Thứ sáu, ngày 10/07/2015 09:42 AM (GMT+7)
Ở Trung Quốc, những bàn tay vô hình của thị trường đôi khi phải cần đến sự giúp đỡ từ những bàn tay sắt của nhà nước. Điều này đặc biệt đúng trong một cuộc khủng hoảng bốc hơi 3,5 nghìn tỷ USD giá trị cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến. Tuy nhiên, ai là người thổi vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc?
Bình luận 0
Giờ đây, câu hỏi được đặt ra cho tình hình thị trường chứng khoán Trung Quốc là: ai là người thổi vỡ bong bóng chứng khoán của Trung Quốc?

Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tích cực đưa ra các biện pháp để khôi phục lại thị trường chứng khoán quốc gia này.

img

Ảnh: Bloomberg

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh ngưng các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nới lỏng các quy định về cho vay và thậm chí cho các nhà đầu tư sử dụng nhà để thế chấp vay tiền mua cổ phiếu.

Ngày 27.6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất cơ bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở một số ngân hàng thương mại. Sau đó, PBOC đã đưa ra các khoản hỗ trợ tài chính đối với 21 công ty môi giới đã cam kết mua 120 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 19,3 tỷ USD) cổ phiếu và giữ trong vòng một năm không bán.

Vào ngày 8.7, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc đã quy định cấm các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao và nhà đầu tư nắm hơn 5% cổ phiếu doanh nghiệp bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, động thái này từ phía các cơ quan điều hành Trung Quốc vẫn chưa triệt để. Kể từ  ngày 12.6, chỉ số Shanghai Composite đã giảm gần 32%, thậm chí để mất 5% một ngày trong một số phiên. Thêm vào đó, áp lực bán ra là vô cùng nghiêm trọng

Trong phiên giao dịch ngày 8.7, cổ phiếu của khoảng 1.300 công ty tạm ngừng giao dịch trên các sàn chứng khoán đại lục, khiến 2,6 nghìn tỷ USD cổ phiếu bị đóng băng, tương đương 40% tổng mức vốn hoá thị trường.

Đây được coi là đợt sụt giảm mạnh nhất của thị trường chứng khoán đại lục kể từ năm 1992. Theo đó, nguy cơ thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ có thể gây ra những bất ổn xã hội nhất định.

Hiện nay, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển đang nằm trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc với mục đích giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Hơn nữa, việc phát triển thị trường tài chính cũng nằm trong chiến lược phát triển nền kinh tế của quốc gia này.

Đặc biệt, việc hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tăng điểm cũng được coi là “bùa hộ mệnh” để giúp các công ty vốn đang trong tình trạng nợ nần có thể có thêm vốn.

Trong năm 2014, các công ty của Trung Quốc đã huy động được 72 tỷ USD từ IPO và phát hành thêm. Vào thời điểm đỉnh cao hồi trung tuần tháng 6, giá cổ phiếu thuộc chỉ số Shanghai Composite đắt gấp 3 lần bất kỳ thị trường nào trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.

Theo đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ sẽ là mối lo lớn đối với các công ty bất động sản, vì những khoản nợ của họ sẽ có thể khó khăn hơn trong việc giải cứu.

Theo ước tính của của hãng tư vấn McKinsey, mức vay nợ của chính quyền, doanh nghiệp và các hộ gia đình ở Trung Quốc đã tăng lên đến 28.000 tỷ USD vào giữa năm 2014, tương đương 282% GDP của nước này.

Việc chính phủ Trung Quốc tung tin thị trường tăng điểm và can thiệp quá đà khi thị trường chứng khoán đang lao dốc đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư.

“Càng nhiều nguồn lực cứu thị trường thì rủi ro lại càng lớn nếu thị trường vẫn đang lao dốc”, chuyên gia phân tích Andrew Wood của BMI Research nhận định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem