Cận cảnh lò gốm thủ công hiếm hoi gia công chó đất.
Bây giờ ở Bình Dương không còn nhiều lò nung gốm truyền thống nữa, đa phần chuyển sang lò gas. Để kiếm được một lò nung bằng củi, phóng viên phải hỏi thăm nhiều người, đường vào lò cũng khá quanh co.
Về đến xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên hỏi chắc cũng ít người biết về lò nung gốm bằng củi của anh Lê Quang Lợi. Men theo đoạn đường ngoằn ngèo, sâu hun hút, lò nung của anh Lợi hiện ra phía sau những hàng cây.
Bước vào đây có thể thấy không khí làm việc của hơn chục người thợ khá khẩn trương và tất bật. Anh Lợi cho biết công đoạn làm chó đất được chuẩn bị làm từ tháng 10. Anh có ba mẫu, mỗi mẫu 150 khuôn.
Mỗi ngày, công nhân cho ra hai đợt sản phẩm ống tiết kiệm hình chú chó, bình quân gần 1.000 sản phẩm. Tính đến nay anh Lợi đã cho ra thị trường gần 25.000 sản phẩm.
Một nữ công nhân vừa đóng khuôn xong cho biết: “Đất sét đem về bọn mình phải sàng lọc rồi trộn nhào cả ngày nên chất gốm mới mịn. Sau đó mình pha nước và keo vào rồi đổ khuôn”.
Khi được hỏi làm cách nào cho ống tiết kiệm rỗng ruột, nữ công nhân cho biết: “Đơn giản mà, đổ vào đợi khoảng 30 phút rồi đổ phần gốm chưa kịp khô ra lại bể chứa. Lớp nguyên liệu khô bám lại thành khuôn dày khoảng 5 li chính là thành phần tạo nên hình dáng sản phẩm”.
Sản phẩm sau đó được tỉa gọt những phần thừa, phơi nắng rồi cho vào lò nung khoảng 9 tiếng.
Lò nung của anh Lợi nằm khá xa trung tâm. Bây giờ, ở Bình Dương không còn nhiều lò nung củi thế này.
Lò nung của anh Lợi nằm khuất sau những hàng cây, chơi vơi giữa cánh đồng xã Tân Vĩnh Hiệp.
Công nhân tất bật cho những mẻ hàng cuối năm.
Theo anh Lợi chủ lò gốm, đến nay, dòng sản phẩm ống tiết kiệm chó đất đã xuất xưởng gần 25.000 cái.
Dòng sản phẩm chó đất đeo chữ tài.
Chủ lò Lê Quang Lợi cho biết, do nhu cầu của thị trường, năm nay anh cho sản xuất 3 mẫu. Anh đang cầm trên tay mẫu chó đất bên chữ Phúc.
Chó đất mang trên lưng hai chữ Tài – Lộc vừa xuất khuôn.
Để có được chất liệu gốm mịn màng, người thợ phải sàng lọc và nhào trộn cả ngày.
Dùng dây thun bó cố định khuôn.
Cho nguyên liệu vào đầy khuôn.
Lớp gốm tiếp ráp thành khuôn khô dần.
Sau khoảng 30 phút, lớp chất liệu đã khô dày khoảng 5 li.
Người thợ sẽ đổ phần chất liệu chưa khô ra. Thế là sản phẩm sẽ rỗng bên trong, nhẹ hơn rất nhiều.
Quá trình làm khuôn, đôi mắt của sản phẩm là khâu cực kỳ quan trọng.
Mỗi mẻ nung dài 9 giờ và cho ra khoảng 3.000 sản phẩm.
Phạm Nguyễn Phú Thọ (Dân Trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.