Không thơm, không to, không rực rỡ như sen, bông súng mang nét đẹp bình dị của quê mình, càng nhìn càng thích. Chúng mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng vào mùa nước nổi ở miền Tây, rỉ rả kể cho người nghe câu chuyện của đời mình.
Nam, nữ sinh lớp 12C trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đa số đều xuất thân từ những gia đình làm nông nghiệp, nên họ muốn làm bộ ảnh gợi nhớ đến người nông dân một nắng hai sương, trong đó có thấp thoáng hình bóng của những thành viên trong gia đình của chính mình.
Nói đến nét đẹp của phụ nữ Nam Bộ ở thế kỷ XX, người ta nghĩ ngay đến áo Bà Ba. Chiếc áo mộc mạc, giản đơn ấy đã đi vào thơ ca, điện ảnh, âm nhạc của biết bao nhiêu thế hệ văn nghệ sĩ. Dù đi chợ, làm đồng, ăn cỗ hay đi hội họp thì chiếc áo tưởng chừng như quê mùa vẫn toát lên vẻ sang trọng, quý phái, duyên dáng.
Mỗi lần có dịp đoàn tụ gia đình, hay gặp lại bè bạn, đồng hương nơi đất khách, tôi thường mặc chiếc áo bà ba mà mình thích nhất. Tôi cố tìm các loại vải mềm bằng lụa hay sa tanh rồi mô tả, nhờ thợ may cho chiếc áo bà ba sao cho đúng điệu, giữ được phong vị quê hương.
Ngày trước, về miền Tây, cứ mỗi hừng đông hay chiều tà, trên các dòng kênh con rạch thường thấy các cô gái, chàng trai, có cả những lão nông bận áo bà ba chèo xuồng ba lá tất tả ngược xuôi.
Sự nồng nàn của tình yêu đôi lứa bên mái lá, bến sông, chốn chợ nghèo hay lắt lẻo cầu tre đều thắm đượm hồn quê trong từng ánh nhìn, sắc áo. Như thể người thôn nữ ấy chưa từng rời xa miệt vườn, miệt ruộng biền biệt những tháng năm dài…