Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, mưa rất to trên đất liền
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, mưa rất to trên đất liền
L.V.S
Thứ hai, ngày 25/10/2021 15:22 PM (GMT+7)
Cụ thể, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, mưa rất to trên đất liền
Hồi 13 giờ ngày 25/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,0 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa khoảng 160km, cách bờ biển Ninh Thuận khoảng 140km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới(gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, đi vào khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, sau đó suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Nam Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới(gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 10,0 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Trên khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động rất mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.
Ngoài ra, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền ứng phó với thiên tai.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đã chỉ đạo như vậy tại cuộc họp ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới sáng 25/10 tại Hà Nội.
Áp thấp nhiệt đới: Đảm bảo an toàn trên biển và đất liền
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương tăng cường theo dõi, thông tin cho các tàu thuyền biết về vị trí, hướng đi, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để ngư dân, chủ tàu biết di chuyển vào nơi tránh trú.
Lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện việc bắn pháo hoa để cảnh báo cho các tàu thuyền hoạt động tại khu vực nguy hiểm di chuyển tới nơi an toàn.
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc đảm bảo an toàn giao thông, nhất là các khu vực đã xảy ra ngập sâu như Quảng Ngãi, Quảng Nam... Lực lượng công an tăng cường nhân lực, phương tiện thực hiện việc phân luồng giao thông đảm bảo an toàn.
Ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh hiện nay, qua nhiều đợt mưa lớn, nước ngấm vào đất gây bão hòa, tình trạng sạt lở đất xảy ra là hết sức nguy hiểm nhất là đối với các khu vực miền núi. Mặt khác, tới thời điểm này, các hồ chứa đã cơ bản đầy nước. Vì vậy, các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương, chủ hồ chứa kiểm tra, rà soát, vận hành hồ chứa, phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại các địa phương
Đêm qua đến sáng nay, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và ở phía Đông Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.
Đêm qua đến sáng nay, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và ở phía Đông Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến (tính từ 19h ngày 24/10 đến 07h ngày 25/10) từ 15-40mm, có nơi trên 60mm như Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): 92.2mm, Trà Giáp (Quảng Nam) 62.4mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 43.6mm, Ea Trang (Đắk Lắk 94.6mm, Chư Ngọc (Gia Lai) 42.6mm,…. Ở khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến biến (tính từ 19h ngày 24/10 đến 07h ngày 25/10) từ 40-90mm, có nơi trên 100mm: Phước Thanh (Bình Định) 75.0mm, Sơn Hòa (Phú Yên) 85.4mm, Vạn Thạnh (Khánh Hòa) 161.0mm, Hồ Đá Bàn (Khánh Hòa) 111.4mm, …
Hồi 07 giờ ngày 25/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 110km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Trong 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới với gió mạnh cấp 6 trở lên là từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 115,5 độ Kinh Đông. Gió mạnh cùng gió giật, sóng lớn và dông, lốc gần ATNĐ gây mất an toàn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm
Trong ngày hôm nay (25/10) khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và phía Đông Tây Nguyên mưa giảm, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Đến đêm 25/10, mưa tiếp tục giảm thêm.
Trong ngày hôm nay (25/10) khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và phía Đông Tây Nguyên mưa giảm, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Đêm nay mưa tiếp tục giảm thêm.
Từ ngày 26 đến ngày 27/10 ở khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (có khả năng mạnh lên thành bão) nên có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 300mm. Khu vực ven biển do kết hợp với gió mùa đông bắc nên có thể có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8.
Do đó, một số khu vực đã và đang còn ngập ở Quảng Nam (Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành) và Quảng Ngãi (Bình Sơn) từ ngày 26 sẽ mưa to trở lại nên nguy cơ ngập úng, lũ quét và sạt lở là rất cao; mưa lớn cùng gió giật mạnh cũng sẽ gây nguy cơ mất an toàn cao đối với các hồ chứa, các khu công nghiệp khai thác khoáng sản lớn ở Tây Nguyên và các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên, Khánh Hòa.
Từ ngày 27 đến ngày 30/10 ở khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của nhiễu động gió Đông kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, có nơi trên 400mm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.