Thời gian gần đây, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân ở huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang cùng có triệu chứng tự nhiên xuất huyết hoặc chỉ xây xước nhẹ
là chảy máu liên tục, không cầm được, trong đó có cả những bệnh nhân
xuất huyết nội tạng. Trước hiện tượng này, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác
về địa phương điều tra nguyên nhân.
Từ tháng 7 đến nay, cả 3 thành viên của
gia đình chị Nguyễn Thị Phương Liễu, ở phố Mới, thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên lần lượt nhập Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, với
cùng một triệu chứng chảy máu không cầm được.
Bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khám cho một bệnh nhi ở Tân Yên, Bắc Giang bị chảy máu bất thường.
Chồng chị Liễu là người được phát hiện
bệnh đầu tiên, sau khi bị đỉa cắn máu chảy ròng ròng, không cầm được.
Tiếp đến là chị Liễu, trong một lần bị xây xước khi tắm, sáng ra mới
biết máu chảy máu ướt đẫm cả chăn. Còn cháu Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi,
thì liên tục bị chảy máu chân răng. Nếu ngậm miệng trong 5 phút thì sau
đó cháu nhổ ra một cục máu đông to bằng quả trứng gà. Sau gần 1 tháng
điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, khi về nhà, cháu lại
tái phát bệnh.
Trước và sau khi nhà chị Liễu bị bệnh
còn có 6 người khác, ở gần nhà chị Liễu hoặc có quan hệ họ hàng thường
xuyên qua lại gia đình chị, cũng phải nhập viện do chảy máu liên tục
hoặc xuất huyết dưới da.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Điều
trị bệnh Hemopholia (bệnh máu khó đông) Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương cho biết, trong vòng 1 năm qua, viện tiếp nhận hơn 20 bệnh
nhân bị các triệu chứng chảy máu bất thường, nhưng lần đầu tiên có nhiều
bệnh nhân cùng ở 1 địa phương là huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; sẽ rất
nguy hiểm nếu bệnh nhân bị xuất huyết ở não.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai nói: “Bệnh nhân có
các triệu chứng rối loạn đông cầm máu ở thể giảm đông máu rất nặng. Khi
kiểm tra thì thấy các bệnh nhân thiếu các yếu tố đông máu phụ thuộc
vitamin K, có khả năng liên quan đến việc bệnh nhân bị ngộ độc một loại
chất kháng vitamin K và nguồn mà chúng tôi nghi ngờ nhất là thuốc diệt
chuột, vì chất kháng vitamin K được dùng trong thuốc diệt chuột. Khi
chúng tôi truyền vitamin K cho bệnh nhân, thì các triệu chứng được cải
thiện nhanh. Tuy nhiên khi về nhà, một số bệnh nhân bị tái phát”.
Đầu tháng 10 vừa qua, các bác sĩ ViệnH uyết học và Truyền máu Trung ương đã về thị trấn Cao Thượng, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang thu thập thông tin và gửi mẫu máu, mẫu đất và nước
đến cơ quan chức năng xét nghiệm nhưng chưa có kết quả.
Ngày 11.12 tới, viện kết hợp với Trung
tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) và Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y
tế) trở lại địa phương này để hướng dẫn người dân cách ly nguồn nghi ngờ
gây bệnh là thuốc diệt chuột.
Vov.vn (Theo Vov.vn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.