Bán trú

  • “Có xe đạp rồi, em không còn phải đi bộ tới trường nữa. Bố mẹ em cũng không phải lo lắng, bỏ công việc để đến đón em về vào mỗi cuối tuần. Con đường tới trường đã được rút ngắn hơn nhiều”. Em Vàng Thị Sô, học sinh lớp 2, trường Dân tộc Bán Trú Tiểu học Mường Anh, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, Điện Biên chia sẻ.
  • Tôi là người thuộc dân tộc Si La có dân số rất ít người. Vậy dân tộc chúng tôi có thuộc diện được thụ hưởng chính sách nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2013 – 2015 hay không? Xin cho biết đối tượng và nội dung cụ thể? Ông Hù Chà Chí (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)
  • Để nâng cao chất lượng đào tạo trong việc dạy và học, hỗ trợ đầu tư chính sách hạ tầng về công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Đảng và Nhà nước có những chính sách hỗ trợ như thế nào?
  • Trong thế học sinh không muốn đến trường, phụ huynh bất hợp tác, thầy Tuấn đã phải dùng nhiều chiêu cả mềm dẻo lẫn cứng rắn để kéo học sinh đi học. Thầy hiệu trưởng này còn cả gan vay cả vài trăm triệu đồng để xây phòng ăn, phòng ngủ cho học sinh.
  • Từ việc tận dụng những khoảng đất quanh khu bán trú để trồng rau, nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú đã mở rộng thành mô hình “trang trại” nhỏ có chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp học sinh vùng cao gắn bó với trường, với lớp.
  • Ngày 14.5, Huyện ủy Sơn Hòa cho biết đã ra quyết định khai trừ Đảng đối với ông Trần Minh Phú - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú La Văn Cầu, đồng thời yêu cầu cơ quan chủ quản buộc thôi việc ông này.
  • Ngày 13.5, tại hội nghị về trường phổ thông dân tộc bán trú, Bộ GDĐT cho biết, tính đến năm học 2013-2014, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường phổ thông dân tộc bán trú trên toàn quốc là trên 132 tỷ đồng.
  • Chỉ 1 năm trước, đến các trường bán trú ở xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La), hình ảnh từ 2 - 3 em học sinh ở chung trong những túp lều dựng chênh vênh bên sườn núi, lúi húi nấu cơm, giặt quần áo… rất phổ biến. Bây giờ trở lại, chúng tôi không còn thấy cảnh đó nữa.
  • Với ước mơ trở thành bác sĩ, cô bé người Mông Sùng Thị Sáy, học lớp 5 của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học xã Khâu Vai mỗi ngày vượt 18km để đến trường.
  • Dù đời sống rất khó khăn, nhiều gia đình ở vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn cố gắng chi tiền để thuê lều trọ cho con em mình đi học cái chữ.