Tổng thống Pháp Francois Hollande rất lo ngại một châu Âu tan rã sau sự kiện "Brexit".
Cảnh báo trên đưa ra sau khi ngoại trưởng 6 nước sáng lập khối EU nhóm họp ở Berlin. Cuộc gặp với nội dung cải thiện một EU ngày càng suy thoái và sa sút về nhiều mặt.
Bộ trưởng kinh tế Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi cải tổ EU, thúc giục một kế hoạch hoàn toàn mới trong bối cảnh Anh “rục rịch” rời EU. “Chúng ta chưa bao giờ có đủ dũng khí để trưng cầu ý kiến toàn châu Âu. Kế hoạch sắp tới phải thực hiện được điều này”, ông Emmanuel phát biểu tại buổi họp báo. Mục đích lớn nhất là tạo ra một cuộc trưng cầu dân ý thống nhất toàn EU nhằm hiểu hơn về nguyện vọng của người dân.
Tại Pháp, nhóm cực hữu với “ngọn cờ đầu” là Mặt trận Dân tộc với xu thế bài EU đang ngày càng được ủng hộ.
Tuyên bố chung được 6 ngoại trưởng đưa ra viết: “Chúng tôi nhận thức được sự bất bình với mô hình EU trong lòng người dân. Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và quyết tâm cùng chung tay biến EU thành một chỉnh thể tốt hơn nữa cho người dân”.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho rằng EU vẫn chưa mạnh mẽ và hiệu quả cho mọi người. Ông đề xuất phải cải thiện tình trạng thất nghiệp và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội.
Người Italia cũng có lí do rất lớn để rời EU khi nền kinh tế khắc khổ của nước này bị chèn ép bởi nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Đức. Cuộc khảo sát tháng trước cho thấy 48% dân số Italia muốn rời EU nếu được trao quyền bỏ phiếu như dân Anh.
Pier Carlo Padone, Bộ trưởng Tài chính Italia nói rằng giao thương trong EU sẽ “không còn như trước” khi Anh rời khối.
Hiện nay, nền kinh tế và việc làm của Italia đang gặp vấn đề lớn khi tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi là trên 40%. “Điều không tưởng đang xảy ra”, tờ báo Corriere della Sera viết. Tác giả bài báo lo sợ rằng xu hướng chính trị muốn rời bỏ EU ngày càng nở rộ khi nền kinh tế rệu rã.
Việc Anh chọn rời EU có tầm ảnh hưởng rất lớn vì sức nặng của trung tâm tài chính tài chính London và các dòng chảy thương mại quốc tế. Ngoại trưởng 6 nước kêu gọi chính sách khắc khổ nên được nới lỏng một chút trong bối cảnh hiện nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.