Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Theo Hindustan Times, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau ở khu vực Dokalam từ tháng trước. Đây là vùng biên giới tranh chấp giữa ba bên Ấn Độ, Bhutan và Trung Quốc.
Doka La là tên Ấn Độ đặt cho khu vực này trong khi Bhutan gọi là Dokalam còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của Donglang.
Căng thẳng leo thang khi quân đội Trung Quốc cho xây dựng một con đường ở đây. Cả hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng cường điều thêm binh sĩ đến khu vực đề phòng xung đột nổ ra.
Bắc Kinh cáo buộc New Delhi muốn đưa lính biên phòng vào khu vực tranh chấp để cản trở việc mở đường. Ấn Độ nói tuyến đường mà quân đội Trung Quốc xây dựng sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh của nước này.
Binh sĩ Trung Quốc-Ấn Độ canh gác ở khu vực biên giới.
Quân đội hai nước sau đó đối đầu tại một thung lũng chiến lược do Trung Quốc kiểm soát.
Trong diễn biến mới nhất, thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải bài xã luận tuyên bố Bắc Kinh không ngại “chiến tranh” với New Delhi.
“Ấn Độ nên sẵn sàng cho một cuộc xung đột lâu dài”, Thời báo Hoàn Cầu viết.
Thông điệp của Thời báo Hoàn Cầu phản ánh phần nào lập trường cứng rắn của Trung Quốc về vấn đề căng thẳng biên giới Trung-Ấn, theo Hindustan Times.
“Trung Quốc có biện pháp mạnh hơn nữa dọc Đường Kiểm soát thực tế (Line of Actual Control – LAC). Nếu Ấn Độ tiếp tục gây căng thẳng, nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả xung đột toàn diện với Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầu viết. “Trung Quốc không muốn chiến tranh với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh cũng không ngại chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và sẽ sẵn sàng cho xung đột”.
Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Thời báo Hoàn Cầu nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. “Đường biên giới dài 3.500km giữa hai nước chưa bao giờ ngừng tranh chấp. Kể từ sự kiện năm 1962, Ấn Độ liên tục leo thang căng thẳng. Trung Quốc cần sẵn sàng cho xung đột va đối đầu trong tương lai”.
“Nếu Ấn Độ muốn dồn quân ở khu vực biên giới thì hãy cứ làm. Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào cuộc chơi với Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự”, Thời báo Hoàn Cầu viết.
Bài viết cũng khẳng định sức mạnh quân sự và cơ sở hạ tầng kinh tế của ở biên giới Trung-Ấn sẽ là ưu thế đáng kể của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra một lần nữa.
Cuối cùng, thời báo Hoàn Cầu đề nghị hai bên nên kiềm chế, tránh căng thẳng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cuộc chiến lớn nhất và tàn khốc nhất ở châu Á, khiến...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.