Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga ngày 29.6 cho biết tổ hợp tên lửa D-30, gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng đi từ tàu ngầm (SLBM) R-30 Bulava (định danh NATO SS-NX-30 ), đã được chấp nhận biên chế cho Hải quân Nga sau các đợt thử nghiệm thành công năm 2018. Ảnh: TASS.
“R-30 Bulava (NATO định danh SS-NX-30), loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng đi từ tàu ngầm, là một phần của tổ hợp D-30. Tên lửa này được thiết kế cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược lớp Borei và Borei-M của Đề án 955”, nguồn tin cho hay. Ảnh: Sputnik.
SLBM Bulava do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển. Hai nhà thiết kế chính của dự án này là Yuri Solomonov (đến tháng 9.2010) và Alexander Sukhodolsky. Ảnh: AMN.
Theo TASS, Viện Công nghệ Nhiệt Moscow đã tiến hành nghiên cứu về thiết kế của tên lửa Bulava phóng ngầm từ đầu những năm 1990. Sau ba cuộc thử nghiệm thành công, Bulava đã được phóng thử từ tàu ngầm TK-208 Dmitry Donskoi lớp Akula thuộc Đề án 941UM. Ảnh: RBTH.
Trong đó, đợt phóng thử đầu tiên diễn ra vào ngày 27.9.2005 và được cho là “thành công một phần”. Lần phóng thử ICBM Bulava tiếp theo được thực hiện thành công vào ngày 21.12.2005. Ảnh: TASS.
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Sergei Ivanov đã chấp nhận đưa tên lửa này vào biên chế cuối năm 2007. Tuy nhiên, trong 6 vụ phóng diễn ra trong khoảng thời gian 2006-2008, tên lửa Bulava gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật nên việc biên chế bị trí hoãn. Ảnh: missilethreat.csis.org.
Theo các nguồn tin, kể từ ngày 27.9.2005 đến nay, 27 quả tên lửa Bulava đã được phóng thử, trong đó có 15 lần phóng thành công. Ảnh: missilethreat.csis.org.
Từ năm 2011, tên lửa Bulava được phóng thử từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky thuộc Đề án 955. Ngày 22.5.2018, tàu ngầm lớp Borei Đề án 955 đã thực hiện vụ phóng thành công 4 ICMB Bulava từ dưới nước lần đầu tiên. Ảnh: mil.today.
Theo các dữ liệu khác nhau, ICBM Bulava là một tên lửa rắn ba giai đoạn có khả năng mang 6 đầu đạn nhằm vào các mục tiêu độc lập. Ảnh: Youtube.
Tên lửa Bulava có chiều dài 12,1 mét và đường kính 2 mét, phạm vi hoạt động tối đa 10.000 km. Ảnh: Pravda.Ru.
Được biết, quá trình sản xuất ICBM này diễn ra tại nhà máy Votkinsk (thuộc Viện Công nghệ nhiệt Moscow). Ảnh: Sputnik.
Thiên An (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.