Cây cóc mẳn còn có rất nhiều tên gọi khác là cóc mẩn, cỏ the, cúc trăm chân, bách hài, cóc ngồi, thuốc mộng, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo.
Đây là một loại cỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hình ba cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có hai răng cưa, dài 10 – 18mm, rộng 6 – 10mm, gân chính hơi nổi ở dưới mặt lá, gân phụ không rõ, không có cuống.
Cây cóc mẳn là một loài thực vật thuộc họ Cúc, mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, toàn thân nhẵn bóng.
Cây cóc mẳn có lá đơn mọc so le, cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, quả bế 4 cạnh, trên cạnh có lông mịn nhỏ.
Cây cóc mẳn là loài bản địa ở châu Á ôn đới (Trung Quốc, Nhật, Đài Loan), châu Á nhiệt đới (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan…), châu Đại Dương (Úc, New Zealand…).
Hằng năm có thể thu hái vào các tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây ra hoa. Sau khi thu hái, người ta rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng có thể sao qua hoặc sao vàng.
Ở Việt Nam, cây cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Cây cóc mẳn còn được sử dụng làm thuốc trị cảm cúm, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, trị ho khan,...
Cây cóc mẳn thường bị nhầm lẫn với nhiều loài cây khác do chúng đều có bề ngoài nhìn rất giống nhau
Vui lòng nhập nội dung bình luận.