Phân biệt những cấp độ bệnh trĩ
Chị Trường ở Vĩnh Phúc năm nay đã ngoài 50 tuổi, hơn 1 năm trước chị thấy vùng hậu môn có 1 cục bằng hạt ngô lòi ra ngoài mà không đi khám ra hiệu thuốc để tự tìm cách điều trị. Người bán thuốc tư vấn cho chị là bị viêm hậu môn và bị trĩ ngoại, kê thuốc về đặt 15 ngày, nhưng không thấy cục thịt thừa biến mất, do không thấy đau rát nên chị nghĩ bệnh đã đỡ và chẳng để ý nữa.
Thời gian trôi qua, cách đây hơn 1 tháng, chị thấy vùng hậu môn vướng vướng và cảm giác loằng ngoằng như giun mắc ở trong, gây bất tiện trong sinh hoạt nên chị đành tìm đến bác sĩ. Sau khi được bác sĩ khám, kết luận bị trĩ cấp độ nặng, phải phẫu thuật cắt bỏ.
BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm Chức năng cho biết như trường hợp chị Trường nếu ngay từ đầu đến khám bác sĩ chuyên khoa thì chỉ cần điều trị bằng phương pháp bảo tồn là khỏi, sẽ không phải phẫu thuật. Nhưng đây là một trong rất nhiều bệnh nhân trĩ, thấy có hiện tượng nhưng chủ quan không đến khám bác sĩ mà tự ý chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng.
Bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ, mỗi cấp độ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau, người bệnh có thể dễ dàng phân biệt như sau:
Cấp độ 1 nhẹ nhất khi búi tĩnh mạch bắt đầu giãn ra, có thể quan sát được khi thầy thuốc thăm khám có thể cảm giác gờ ở vùng hậu môn. Ở cấp độ này nên chữa trị càng sớm càng tốt.
Cấp độ 2 mức độ giãn nhiều hơn và làm cho búi tĩnh mạch phồng ra nhưng chưa thò hẳn ra ngoài.
Cấp độ 3 đi ngoài đám búi trĩ sẽ sa ra ngoài, nhưng có thể co lên khi dùng tay đẩy lên.
Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất khi đó búi trĩ sa ra, dùng tay đẩy vào không được.
Chính vì thế việc phân biệt cấp độ trĩ 1, 2, 3, 4 sẽ giúp bác sĩ tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả theo phân loại
Điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh trĩ nói riêng, nếu chẩn đoán đúng, sớm, điều trị đúng, điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Theo BS Phạm Hưng Củng ngay như ung thư, điển hình là ung thư vú ở chị em phụ nữ, nếu khối u bằng hạt lạc, hạt đỗ mà đã được phát hiện ra rồi và xử lý thì có thể khỏi 100%. Bệnh lý trĩ cũng theo nguyên tắc như vậy, nếu chẩn đoán sớm, điều trị sớm ngay từ cấp độ 1 thì hoàn toàn có thể khỏi hẳn, nhưng hầu hết do bệnh lý ở vùng kín, người bệnh hay ngại thăm khám và chịu đựng, đến khi nặng quá mới đến bác sĩ, nên khó chữa.
Hiện nay trong y học có 2 phương pháp điều trị bệnh lý trĩ hiệu quả là bảo tồn và phẫu thuật. Phương pháp bảo tồn điều trị cho người từ độ 1, độ 2 tới chớm độ 3 thì trĩ có thể khỏi được. Còn với bệnh nhân mà trĩ ở độ 3 nặng và độ 4, giống như dây cao su đã giãn quá mức thì khả năng đàn hồi co lại gần như không, nên phải điều trị bằng phẫu thuật mới dứt điểm được và sau phẫu thuật cần điều trị bằng nội khoa để đề phòng tái phát bệnh trĩ.
Đối với bệnh lý trĩ có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn của các bài thuốc y học cổ truyền thường xây dựng trên phương pháp luận trị, dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ sử dụng những vị thuốc nào. Thường với bệnh lý trĩ có ứ huyết nên làm búi tĩnh mạch giãn ra, vì vậy phải dùng vị thuốc nào làm cho hoạt huyết.
Ngoài ra, thành tĩnh mạch ở đó bị giãn và độ bền của thành mạch kém thì cần sử dụng thảo dược gì làm bền vững thành mạch, để giảm thiểu việc rách, vỡ. Hay có những bệnh nhân chảy máu thì phải sử dụng vị gì để cầm máu, rồi bị viêm thì phải có vị thuốc chống viêm.
BS cũng chia sẻ xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cỏ đều có thể sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh trĩ, trong đó phải kể tới rau Diếp cá vị chua cay, mùi tanh, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón; tiếp đến là chiết suất Ruitin từ hoa hòe giúp tăng bền vững thành mạch, giúp cho sự co hồi các búi tĩnh mạch, kích thích sự bài tiết niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng; Đương quy tăng hoạt huyết, giảm đau, chữa viêm loét, đồng thời nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón hay tinh chất nghệ curcumin giúp nhanh liền sẹo, kháng viêm và làm mau lành các vết tổn thương của bệnh trĩ.
Nếu trĩ độ 3 nặng và độ 4 các búi tĩnh mạch đã giãn quá mức và khó co lên được thì cần dùng phương pháp phẫu thuật, nhưng BS. Củng cho biết, thực tế nhiều năm điều trị, gặp rất nhiều bệnh nhân đã phẫu thuật rồi nhưng nguy cơ tái phát bệnh trĩ lại không ít, thậm chí có người cơ địa thành tĩnh mạch vốn đã không bền thì cứ cắt rồi lại giãn và lại bị trĩ. Thậm chí những người chưa bị trĩ, nhưng có dấu hiệu táo bón – tiền triệu chứng bệnh trĩ, hay những người già, thành mạch yếu, có nguy cơ bị trĩ cao thì sử dụng các vị thảo dược này cũng rất tốt.
Bệnh trĩ có những cấp độ khác nhau và ở mỗi cấp độ đó sẽ có những cách điều trị phù hợp khác nhau. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh trĩ của mình, từ đó tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh những căng thẳng mệt mỏi.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ liên hệ tới số điện thoại: (024) 39 959 969 – 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.