Bí ẩn chuyến bay 477 (Kỳ 4): Thiên nhiên kỳ quái - Bão trong bão

Thứ hai, ngày 26/06/2017 20:30 PM (GMT+7)
Tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển Quốc gia, Williams miệt mài nghiên cứu dữ liệu vệ tinh của NASA vào đêm hôm đó và khám phá ra một mấu chốt quan trọng đã không được đề cập tới trong các báo cáo của người Pháp.
Bình luận 0

Trên một chiếc máy bay thông thường, phi công sẽ kéo đòn bẩy cơ học để vận hành hệ thống điều khiển thủy lực. Nhưng đối với A330, thiết bị truyền lực nặng nề kia được thay thế bằng một hệ thống điện tử, được gọi là “Điều khiển điện tử”. Phi công nói với máy điện toán phi hành những gì mình muốn thực hiện, đó là chiếc máy tính chuyển thể ý định thành hành động và tiến hành một cách thận trọng và có kỹ năng.

Máy điện toán phi hành điều chỉnh bề mặt điều khiển và chiếc máy bay rẽ sang hướng phi công mong muốn. Những động tác như thế này sẽ làm cho A330 bị mất độ cao, vì thế chiếc máy tính tiến bộ bù lại bằng cách tăng công suất và đẩy chóp mũi lên để cung cấp đủ lực nâng. Phi công chẳng làm gì cả.

Nhưng hệ thống lái tự động sẽ không thực hiện bất kỳ lệnh nào của phi công có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn của chiếc máy bay.

Với chức năng an toàn này, có vẻ như không thể nào có thể xảy ra việc rơi phi cơ 447 chỉ đơn giản do lỗi của phi công. Vì vậy, có phải có một cái gì đó nằm trên đường bay của phi cơ 447 đã khiến nó bị rơi xuống không? Cable đang săn tìm manh mối chôn vùi trong hơn 400 trang dữ liệu được công bố bởi các nhà chức trách Pháp và đã phát hiện ra một chi tiết mấu chốt.

Vào lúc 2 giờ 10 phút sáng, phi cơ 447 ở gần khu vực bão sấm sét thuộc Đại Tây Dương, đường kính 250 dặm. Có phải chính nó đã gây ra vụ rơi hay không? Để tìm ra sự thật, nhóm điều tra bắt đầu với John Williams, một chuyên gia thời tiết hàng không tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado. William đã truy cập vào các hình ảnh vệ tinh mới, được NASA chụp lại trong đêm xảy ra vụ rơi. Chúng thể hiện hình ảnh một cơn bão nguy hiểm đang lớn dần lên khi phi cơ 447 tới gần.

Phi công được đào tạo để tránh những cơn bão lớn như thế này.

img

Đừng cho rằng phi công có thể bay qua một cơn bão sấm sét. Tuyệt đối không! Hãy nhớ rằng các phi công đang ở phần đầu của chiếc máy bay, nếu tai nạn xảy ra, họ sẽ là những người đầu tiên gánh chịu.

Vậy tại sao phi cơ 447 lại bay thẳng vào cơn bão? Trong ánh sáng ban ngày, các đám mây dông sẽ trải rộng theo đường chân trời, cao hơn mực nước biển 50,000 feet. Nhưng vào ban đêm, các phi công sẽ không thể thấy chúng, vì vậy họ dùng radar thời tiết trên máy bay. Radar này có phạm vi giới hạn vào khoảng 50 dặm. Nó không thể nhìn thấy gió hay sét. Nó hoạt động bằng cách dò tìm mức độ nước và băng trong các đám mây đen, nhưng băng phản chiếu ít hơn nước 5 lần nên phi công phải liên tục điều chỉnh cài đặt radar để thấy được các cơn bão ở những kích cỡ và cường độ khác nhau.

Tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển Quốc gia, Williams miệt mài nghiên cứu dữ liệu vệ tinh của NASA vào đêm hôm đó và khám phá ra một mấu chốt quan trọng đã không được đề cập tới trong các báo cáo của người Pháp.

Những gì chúng ta có thể thấy ở đây là: khi họ đang đến gần thì có một cơn bão nhỏ đã chặn mất tầm nhìn của radar, vì thế họ không thể thấy được một hệ thống cơn bão to lớn và nguy hiểm hơn rình rập phía  sau.

PV (Khám Phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem