|
Bí ẩn về nụ cười của Mona Lisa đã được giải mã |
Nghiên cứu cho thấy, Leonardo de Vinci đã sử dụng hiệu ứng khói đặc trưng, có tên là sfumato cho bức họa. Hiệu ứng này được thực hiện bằng cách vẽ chồng lên nhau 40 lớp nước bóng cực mỏng. Nước bóng pha trộn với một lớp sơn màu mỏng tạo hiệu ứng hơi mờ xung quanh vùng miệng của Mona Lisa khiến chúng ta có cảm giác Mona Lisa đang cười nhẹ khi nhìn trực diện.
Bằng phương pháp phổ huỳnh quang tia X, các nhà khoa học đã xác định được chi tiết các lớp của bức tranh mà không cần lấy mẫu. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong sáu bức họa nổi tiếng khác của Leonardo de Vinci: Virgin of the Rocks, Madonna of the Casnation, Saint John the Baptist và The Virgian and the Child.
Họ đã khám phá ra rằng, mỗi lớp nước bóng có độ dày chưa đến 2 micromet, mỏng hơn sợi tóc khoảng 50 lần. Tại những vùng da sáng nhất trên khuôn mặt của Mona Lisa, lớp nước bóng được phủ rất mỏng và ngược lại, ở những vùng tối nhất, các lớp này được phủ chồng lên nhau với độ dày 55 micromet.
Các nhà khoa học cũng không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào của chổi vẽ hoặc những đường nét nổi lên trên bức họa, vì vậy, họ suy đoán Leonardo de Vinci có thể đã sử dụng tay để áp lớp nước bóng lên bức tranh.
Tiến sĩ Philippe Walter, Trưởng đoàn nghiên cứu cho biết: “Leonardo de Vinci được biết đến như là bậc thầy sử dụng hiệu ứng sfumato để làm mờ những đường vẽ, kỹ thuật vẽ tranh hoàn hảo của Leonardo luôn được các chuyên gia hội họa ngưỡng mộ”.
Ông và các cộng sự tin rằng, để hoàn thiện hiệu ứng sfumato và bức họa Mona Lisa, Leonardo de Vinci đã mất rất nhiều thời gian và công sức bởi mỗi lớp nước bóng sẽ mất khoảng vài tháng mới khô và những hiệu ứng như vậy sẽ mất vài năm.
Thảo Nguyễn
Theo Telegraph
Vui lòng nhập nội dung bình luận.