Trải qua hàng trăm năm tồn tại, tới thập niên 1980, Hầm mộ Paris lại một lần nữa thu hút được sự chú ý của công chúng và không khỏi sởn gai ốc khi nhìn các cột trụ, cổng vào, những bức tường... hầu hết đều được phủ kín bởi xương người.
Hầm mộ Paris còn có tên gọi khác là Ossuaire municipal - Nghĩa trang thành phố. Hàng trăm năm trước, căn hầm mộ dài hơn 300km, sâu khoảng 60m nằm dưới lòng Paris này là một mỏ đá được khai thác nhằm mục đích xây dựng thành phố.
Cuối thế kỷ XVIII, các nghĩa trang tại Paris rơi vào tình trạng chật chội, gặp nhiều vấn đề về vệ sinh sau khi phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch hạch thế kỷ XIV. Riêng tại Pháp, trong thập niên 1340, 7 triệu người đã thiệt mạng bởi căn bệnh được mệnh danh là “Cái chết đen”. Chính đại dịch này đã góp phần đẩy các nghĩa trang ở Paris lúc đó vào tình trạng quá tải. Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự ra đời của Hầm mộ Paris.
Năm 1785, Hội đồng Quốc gia Pháp tuyên bố sẽ dẹp bỏ nghĩa trang Innocents tại khu phố Les Halles, cải tạo lại khu mỏ đá cũ ở ngoại ô và chuyển toàn bộ hài cốt về đó. Lúc này, nơi đây là tàn tích của một nghĩa trang có từ khoảng thế kỷ X với 2 triệu người được chôn cất. Lượng hài cốt và hố chôn được tạo mới vào thời điểm đó vô cùng nhiều, có lúc đã khiến các bức tường xung quanh Hầm mộ Paris đứng trước nguy cơ sập đổ.
Từ khi thành lập, địa điểm rùng rợn này đã gây ra nhiều sự tò mò cho cả người dân lẫn các chính khách nổi tiếng. Những người như bá tước Artois, hoàng đế Napoleon III hay vua Francois I của Áo đều từng có dịp viếng thăm hầm mộ dưới lòng đất này.
Do đặc thù là một hầm mỏ cũ, Catacombes de Paris có rất nhiều lối vào. Thậm chí, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chôn cất người quá cố, chính quyền thời đó còn cải tạo lại khu mộ để dễ dàng đưa các xác chết xuống lòng đất. Họ thiết kế những đường hầm bí mật dẫn từ nghĩa trang tới tầng hầm của các nhà thờ, bệnh viện ở Paris, tạo thành một mê cung chằng chịt ngay dưới chân "kinh đô ánh sáng".
Với cấu trúc địa hình phức tạp, không khó hiểu nếu như những người tới Catacombes de Paris sẽ bỡ ngỡ và đi lạc vài ba lần. Thậm chí, tại hầm mộ này đã từng xảy ra những sự kiện vô cùng bi đát. Nổi tiếng nhất chính là câu chuyện về hồn ma ai oán của Philibert Aspairt.
Philibert Aspairt vốn là người gác cổng của bệnh viện Val-de-Grace trong thời kì diễn ra cách mạng Pháp. Tháng 11/1793, người đàn ông này đã quyết định lợi dụng đường hầm Catacombes de Paris để đi tìm được loại rượu Chartreuse nổi tiếng dưới hầm của một tu viện ở Paris, gần Jardin de Luxembourg.
Dòng chữ trên tấm bia: “Tưởng nhớ Philibert Aspairt đã lạc trong hầm mộ ngày 3/11/1973 và được tìm thấy 11 năm sau, mai táng tại đây - vào ngày 3/4/1984. Tuy nhiên, Philibert đã lạc đường. Đáng ngạc nhiên hơn, người đàn ông này không thể tìm thấy lối ra và mất ngay trong mê cung của Catacombes de Paris.Mãi tới 11 năm sau, người dân mới phát hiện ra thi thể của Philibert và quyết định an táng ông ngay tại đây.
Tương tự, vào năm 2017 hai cậu bé, 16 tuổi và 17 tuổi, đã bị mắc kẹt bên trong hầm mộ Paris (Pháp), nằm dưới lòng đất kinh đô ánh sáng trong 3 ngày sau khi đi lạc.Hai cậu bé đã vào hầm mộ tối ngày 11/6, nhưng không ai tìm kiếm họ trong nhiều ngày. Cuối cùng, khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm, đội cứu hộ có sử dụng cả chó nghiệp vụ đã phát hiện ra các cậu bé vào sáng ngày 14/6.
Theo BBC, cuộc giải cứu diễn ra trong 4 tiếng. Hai nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện và điều trị vì hiện tượng hạ thân nhiệt, nhưng nhìn chung không bị thương tích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.