Biển xâm thực
-
Sự nỗ lực của Bộ đội Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất, cũng chỉ là biện pháp tạm thời, để hạn chế tốc độ khoét sâu vào bờ. Đầu tư xây dựng kè kiên cố, mới là biện pháp lâu dài, để chặn sóng và triều cường “nuốt” đất, đe doạ công trình dân sinh, ANQP ở xã Bình Thuận.
-
Hơn 200 hộ dân ở thôn 9, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị mất nhà vì biển xâm thực. Họ mong muốn các cấp chính quyền quan tâm sớm xây dựng kè bảo vệ hoặc di dời người dân đến nơi ở mới an toàn.
-
Bãi biển Bảo Ninh (xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) xói lở mạnh, khiến lượng lớn diện tích cát bị nước biển cuốn đi và đang "ăn" dần vào bờ. Chính quyền địa phương cần sớm có phương án để bảo vệ một trong những bãi biển đẹp nhất TP. Đồng Hới.
-
Ngày 19/10, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã đi kiểm tra thực tế tình trạng biển xâm thực gây sạt lở tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa.
-
Sau những cơn bão đổ bộ vào miền Trung trong tháng 10 vừa qua, tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bờ biển đang ở trong tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Có thời điểm, biển xâm thực vào đất liền hàng mét. Hàng chục nhà dân cùng nhiều diện tích đất cây trồng, cây ăn quả đang đứng trước nguy cơ bị nước cuốn trôi.
-
“Diễn biến khí hậu đến nhanh hơn so với kịch bản dự báo. Chúng ta cần xem lại hiện tượng sụt lún, sạt lở, xâm thực của biển… đề ra những giải pháp sắp tới làm gì để đối phó với vấn nạn này, giải quyết lở bờ sông-bờ biển và khai thác tài nguyên nước sao cho hợp lý, nhất là kịch bản sống chung với biến đổi khí hậu”.
-
Không có đê chắn sóng, tình trạng xâm thực bờ biển diễn ra với tốc độ nhanh chóng khiến nhiều hộ dân xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng.