Thiết trúc nhân sâm Việt Nam có tên khoa học là Panax Vietnamensis là loài sâm quý hiếm được tìm thấy trên những dãy núi của Tây Tạng (Trung Quốc) và Tây Bắc của Việt Nam.
Loài sâm quý hiếm này sinh trưởng trên độ cao từ 2.100m trở lên. Tại Việt Nam, chúng phát triển nhiều trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Thiết trúc Sâm là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Chúng có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ từ 40cm - 100cm.
Củ sâm có hình thù giống củ giềng nhưng đường kính nhỏ hơn rất nhiều.
Thiết trúc sâm có 2 màu đặc trưng là màu lục và màu tím ngà.
Đặc điểm của sâm Thiết trúc là chỉ có một lá duy nhất trong suốt 3 năm đầu và chỉ từ năm tiếp theo trở đi mới có thêm 2-3 lá.
Người sành về sâm chỉ cần nhìn lá là đoán đọc được tuổi của củ sâm. Bởi mỗi lá tương ứng với 1 đốt sâm. Và mỗi đốt là 1 tuổi.
Sâm thiết trúc thường mọc dưới những tán rừng ẩm thấp, nhiều mùn, nhiệt độ từ 10 - 15 độ C.
Chúng có tuổi thọ trung bình từ 800 - 1.000 năm.
Hàng năm, chúng bắt đầu thức giấc vào mùa xuân, sau đó sinh trưởng đến hết tháng 10 là cây tàn lụi để thu về ngủ đông để nuôi củ, rễ.
Cũng chính mùa cây nuôi củ là lúc chất dinh dưỡng tích tụ, đây chính là mùa thu hoạch sâm.
Thiết trúc sâm là loài thực vật quý hiếm, có tên trong sách đỏ.
Hiện, có rất nhiều tranh cãi về tác dụng chữa bệnh, dược lý, cũng như giá trị thực của loài thảo dược này
Những người sành về dược liệu thường phân chia giá trị của sâm thiết trúc theo mùi vị, màu sắc, hình dáng củ và lá.
Đặc điểm về vị của Thiết trúc sâm nói riêng và các loài sâm nói chung thường là đắng dịu, sau đó đến ngọt dịu từ đầu lưỡi đến cuống họng.
Trên thị trường hiện nay, không có một giá chung nào cho loại sâm này.
Cũng chính bởi sự hiếm và quý ấy, không ít người đã phải chi cả vài trăm triệu thậm chí cả tỷ bạc để sở hữu một củ sâm.
Và đây cũng là một trong những mánh khóe thổi giá của những kẻ cò mồi, buôn sâm.
Cận cảnh một củ sâm Thiết trúc của đại gia Hà Thành mới mang về.
Một củ sâm Thiết trúc được đưa lên cân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.