Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
-
Ông La Văn Thịnh được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng bổ nhiệm có thời hạn chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý công sản kể từ ngày 16.4.2019. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ mới, ông La Văn Thịnh giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, 10 vụ kiện của doanh nghiệp đối với quyết định truy thu thuế dựa trên kết luận của Kiểm toán nhà nước thì cơ quan thuế thua cả 10. Từ đây, ông đề nghị, nếu cơ quan thuế ra quyết định theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước phải có trách nhiệm cuối cùng.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với Dân Việt nhân dịp đầu năm mới Kỷ Hợi 2019 về nợ công, thu chi ngân sách và tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới nguồn thu của ngân sách.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giao cho ngành chứng khoán năm 2019 phải thành lập sở GDCK Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP.HCM (HOSE) và triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng sau kết luận của Kiểm toán Nhà nước, nếu người nộp thuế thấy chưa thỏa đáng và kiện ra tòa thì “ai kết luận, người đó phải chịu trách nhiệm giải trình trước tòa”. Ngay lập tức, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã có tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
“Nói quản lý thuế nhưng cũng phải nhìn thực trạng văn hoá kinh doanh của ta rất có vấn đề, cần sự đồng bộ vào cuộc của các cấp, ngành. Các nước nộp thuế là vinh quang, nghĩa vụ cao cả. Ở ta có phải thế không? Được mấy người tự giác? Cho nên, những chỗ như này rất cần sự đồng bộ. Luật này sẽ liên quan đến các luật khác nên mới đưa trách nhiệm các ngành vào đây", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận xét.
-
3 kỳ họp liên tiếp của Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đều nhận được các câu hỏi chất vấn hoặc ý kiến tranh luận từ phía các ĐBQH, nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu ngành tài chính và giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước.
-
"Quản ngân khố quốc gia thế nào?" là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nợ công ngày càng cao. Cụ thể, giai đoạn 2011 -2015, nợ công tăng bình quân mỗi năm là 18,4%. Đến 2016 tăng 15% và 2017 là 9%. Điều đáng nói, trong cơ cấu ngân sách, chi thường xuyên bao giờ cũng chiếm tỷ lệ chính, ví như năm 2018 chiếm 72,8%.
-
Ước tính năm 2018, nợ công đạt 3,4 triệu tỷ đồng, tăng 281.000 tỷ đồng so với năm 2017 (3,12 triệu tỷ). Như vậy, bình quân mỗi người Việt Nam phải "cõng" hơn 34 triệu đồng nợ công, tăng khoảng 3,12 triệu đồng so với năm 2017.
-
Câu chuyện quản lý thu chi ngân sách luôn là vấn đề được dư luận quan tâm và là bài toán đau đầu của Bộ Tài chính. Đặc biệt trong thời gian gần đây, mỗi lần công bố con số nợ công, theo tính toán, tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng/năm và cùng với đó là những đề xuất tăng thuế gây tranh cãi của Bộ Tài chính.