Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mấy ngày qua, người hâm mộ cả nước đang hân hoan với chiến thắng của đội tuyển bóng bàn Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á, giải đấu danh giá chỉ sau SEA Games ở cấp độ khu vực.
Nhiều năm trở lại đây, môn bóng bàn tại các kỳ SEA Games không còn sự cạnh tranh quyết liệt do làn sóng nhập tịch các VĐV Trung Quốc của Singapore. Tại các kỳ SEA Games, Singapore luôn thống trị và giành hầu hết các HCV. Tuy nhiên tại giải vô địch Đông Nam Á, Singapore thường cử những VĐV người bản địa và các VĐV trẻ tham dự. Vậy nên, sân chơi này mới đúng nghĩa là sân chơi của các quốc gia trong khu vực.
HLV trưởng Nguyễn Nam Hải chỉ đạo học trò. (Ảnh: Đ.T)
Đội tuyển nam Việt Nam, thế hệ vàng gồm Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Nam Hải… đã từng vô địch 4 kỳ liên tiếp vào các năm 2004, 2006, 2008, 2010. Nhưng đội nữ mới chạm tay tới chức vô địch 1 lần duy nhất vào năm 2010.
Đã qua 2 mùa giải liên tiếp, đội tuyển không gặt hái được thành công bởi những lùm xùm lớn trong nội bộ. Thành phần đội tuyển tham gia giải luôn là chủ đề tranh cãi lớn trong cả các cuộc họp nội bộ cũng như trên mặt báo, thậm chí các tuyển thủ của chúng ta còn đánh nhau tại giải Vô địch Đông Nam Á 2012.
Việt Nam xếp hạng 2 toàn đoàn tại giải đấu năm nay với 3 chiếc HCV (sau đoàn Singapore với 4 HCV) nhưng thành quả đạt được là những chiếc HCV danh giá nhất của giải đấu (Đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam).
Thành tích này thật sự đáng được ghi nhận trong bối cảnh bóng bàn Việt Nam bết bát nhiều năm nay trên đấu trường quốc tế.
Lý do gì tạo nên thành công?
Có rất nhiều lý do được nhắc đến để tạo nên sự thành công của đội tuyển bóng bàn trong giải đấu lần này. Việc đầu tiên cần phải nhắc đến là vấn đề nhân sự, rút kinh nghiệm những sai lầm trong quá khứ, bộ môn bóng bàn đã đưa ra tiêu chí tuyển chọn VĐV đội tuyển quốc ra rõ ràng từ đầu năm.
Tất cả các VĐV được lựa chọn và không được lựa chọn đều “tâm phục khẩu phục”, không có tranh cãi nào trong thành phần tham dự, không có câu chuyện "quân anh quân tôi trong đội tuyển". Đội tuyển của chúng ta trở thành một khối đoàn kết thống nhất.
VĐV Nguyễn Anh Tú, vô địch nội dung đơn nam và đồng đội nam. Ảnh: Đ.T
Một lý do khác là dấu ấn được tạo ra bởi những người trẻ, những người giàu nhiệt huyết và đam mê cống hiến cho bóng bàn nước nhà. Một trong những người đáng được nhắc đến đầu tiên là HLV trưởng Nguyễn Nam Hải.
Đây mới chỉ là giải đấu thứ 2 anh đảm nhận cương vị này (trước đó là giải vô địch đồng đội thế giới vào đầu năm 2016 tại Malaysia). Nam Hải từng là trụ cột trong đội tuyển quốc gia nhiều năm, anh có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế, được đào tạo bài bản tại Trung Quốc, đất nước có nền bóng bàn phát triển nhất hiện nay.
Sinh năm 1982, Nam Hải là HLV trưởng trẻ nhất trong lịch sử bóng bàn Việt Nam. Với bầu nhiệt huyết và đam mê cống hiến cho bóng bàn Việt Nam, anh đã xây dựng nên một đội tuyển đoàn kết, bền vững và đầy tinh thần chiến đấu.
Chiến thuật thi đấu của Nam Hải luôn tỏ ra hiệu quả, và kết quả của đội tuyển bóng bàn Việt Nam trong 2 giải đấu anh dẫn dắt đã nói lên tất cả. Anh đã thổi được một làn gió mới vào đội tuyển bóng bàn Việt Nam.
Tay vợt Nguyễn Anh Tú còn rất trẻ nhưng đã chứng tỏ không hề thua kém các tay vợt hàng đầu khu vực. (Ảnh: Đ.T)
Qua thành công ở giải đấu này, Nguyễn Nam Hải cũng trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên vô địch Đông Nam Á trên cả cương vị VĐV và HLV.
Trong giải đấu này, về phía VĐV, vẫn còn đó những cánh chim đầu đàn như Đinh Quang Linh, Mai Hoàng Mỹ Trang, tuy nhiên những tay vợt trẻ của chúng ta cũng đã khẳng định được sự trưởng thành lớn của mình. Và chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào sự thành công của đội tuyển bóng bàn trong các giải đấu quốc tế sắp tới.
HLV trưởng Nguyễn Nam Hải. (Ảnh: Đ.T)
Ở đội nam, dàn tay vợt trẻ gồm Nguyễn Anh Tú (sinh năm 1993), Đoàn Bá Tuấn Anh (sinh năm 1995) và Nguyễn Đức Tuân (Sinh năm 1997) đã chứng tỏ rằng họ không hề thua kém các tay vợt hàng đầu trong khu vực. Chức vô địch đồng đội nam và chức vô địch đơn nam của Nguyễn Anh Tú đã khẳng định rõ điều đó.
Phía đội nữ, Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1994), Nguyễn Thị Việt Linh (sinh năm 1994) cũng đang chứng tỏ sự trưởng thành qua từng giải đấu, dù chưa thực sự vượt qua được cái bóng của đàn chị Mai Hoàng Mỹ Trang.
Tuy nhiên, với những gì họ đã chứng tỏ tại giải đấu năm nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng những tay vợt trẻ này đã sẵn sàng gánh vác vai trò trụ cột của đội tuyển trong tương lai, tiếp bước thế hệ đàn anh Mạnh Cường, Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh, định vị lại vị thế của bóng bàn Việt Nam trong khu vực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.