Đó là thông điệp chính từ báo cáo về vấn đề này của Viện Nghiên cứu Hoà bình Stockholm (Sipri, Thụy Điển) mới được công bố với số liệu tính đến năm 2009. Sipri là một trong những Viện nghiên cứu chiến lược danh giá và có uy tín nhất trên thế giới.
Cũng theo báo cáo này, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu vẫn dẫn đầu về mức độ, vẫn là trung tâm phát triển của công nghiệp quân sự và vẫn chi phối gần như quyết định toàn bộ thị trường vũ khí và thiết bị quân sự trên thế giới. 10 tập đoàn và tổ hợp công nghiệp quân sự hàng đầu thế giới về doanh số kinh doanh trên lĩnh vưc này cũng thuộc về Mỹ và các nước nói trên. Chế tạo và buôn bán vũ khí cũng như thiết bị quân sự xem ra vẫn kiếm lời đem lợi nhiều nhất.
Mức độ buôn bán vũ khí phản ánh phần nào thực trạng về an ninh và ổn định chung trên thế giới. Các quốc gia đều vẫn có nhu cầu tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng. Nhưng cũng phải thấy chính bởi buôn bán vũ khí như vậy mà xung đột quân sự, bạo lực vũ trang ở nhiều khu vực, trong nhiều quốc gia trên thế giới tiếp diễn và gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và của.
Cái lợi từ chuyện buôn bán vũ khí như vậy gần như là lợi riêng của các tập đoàn và tổ hợp công nghiệp quân sự ở các nước kia, trong khi cái hại về nhiều phương diện lại trút xuống cho nhiều người ở nhiều nơi khác. Vì thế, dù có lập luận, lý giải và hiểu như thế nào về thực trạng ấy thì thông điệp nói trên còn mang cả ý nghĩa cảnh báo và cảnh tỉnh đối với tất cả những ai mong muốn có hoà bình và an ninh lâu bền trên thế giới.
Huệ Như
Vui lòng nhập nội dung bình luận.