Bà nhận định như thế nào về quy định nhà sản xuất sẽ nộp một khoản phí bảo vệ môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước trước khi xuất, bán ra thị trường?Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) trao đổi với phóng viên sáng 29.10.
- Đó là hướng tốt, đúng về mặt lý, cũng như đúng theo xu hướng tự chịu trách nhiệm. Trong Dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường tới đây, Quốc hội cũng sẽ xem xét quy định những doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cá nhân hoạt động có thải chất thải ra môi trường thì phải có trách nhiệm thu hồi lại. Tôi thấy đó là điều hoàn toàn đúng.
Ví dụ rất nhiều sản phẩm hiện nay không chỉ có thuốc BVTV mà nhiều thứ khác như vỏ hộp sữa, chai nhựa đựng đồ uống... cứ để người ta vứt đi mà doanh nghiệp không thu hồi để tái chế. Họ không biết rằng, khi họ ném ra môi trường, người dân sẽ thu về và tùy tiện xử lý, còn Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để thu hồi và tái chế. Chi bằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi về, góp phần giảm bớt xả thải ra môi trường, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất.
Qua vụ doanh nghiệp chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa, bà có cho rằng đầu ra của các loại sản phẩm BVTV đang bị buông lỏng quản lý? - Đúng như thế. Thực tế, vụ việc tại Thanh Hóa đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng này. Trách nhiệm là doanh nghiệp phải thực hiện chặt việc quản lý về vỏ bao bì và các loại hóa chất.
Về nguyên tắc phải thực hiện xử lý những chất độc hại, xử lý rác thải nguy hại trước khi bỏ đi. Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định rồi, Bộ Xây dựng phải có trách nhiệm trong vấn đề quy hoạch và xây dựng những hầm chứa và xử lý chất thải độc hại, chứ chôn xuống lòng đất cực kỳ nguy hiểm.
Hải Phong (ghi) (Hải Phong (ghi))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.