Các nhà khoa học mắc hội chứng lạ vì ngửi phân chim cánh cụt ở Nam Cực

Sputnik Thứ bảy, ngày 16/05/2020 09:08 AM (GMT+7)
Chim cánh cụt vua xuất ra lượng khí gây cười qua phân của chúng nhiều đến nỗi các nhà nghiên cứu bị hội chứng "lệch pha'".
Bình luận 0
Các nhà khoa học mắc hội chứng lạ vì ngửi phân chim cánh cụt ở Nam Cực - Ảnh 1.

Chim cánh cụt ở Nam Cực sản xuất hàm lượng oxit nitric rất cao ở nơi chúng cư ngụ.

Bo Elberling, lãnh đạo dự án và giáo sư Khoa học Địa chất và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Copenhagen, cho biết chim cánh cụt sản xuất hàm lượng oxit nitric rất cao ở nơi chúng cư ngụ. Giáo sư lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu đã bị "say" vì số lượng lớn phân chim cánh cụt bao quanh họ.

Oxit nitric, được bài tiết bởi phân chim cánh cụt, có tác dụng rất giống với khí cười an thần được các bác sĩ nha khoa sử dụng.

"Sau vài giờ làm việc tích cực bụi bên cạnh đống guano (tên gọi phân bị phân hủy tự nhiên của loài chim biển) có thể bị "đơ". Một số người khác bắt đầu cảm thấy những cơn buồn nôn và đau đầu.

Ngoài ra, phân chim cánh cụt có tác động bất lợi đối với thiên nhiên. Ôxít nitơ gây ô nhiễm môi trường gấp 300 lần so với carbon dioxide. Nitơ được giải phóng từ phân chim cánh cụt vào lòng đất và vi khuẩn đất biến nó thành oxit nitơ và khí nhà kính.

Nhà khoa học lưu ý rằng lượng khí thải của chim cánh cụt không cao đến mức ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng và năng lượng của Trái đất, nhưng như giáo sư Elberling lưu ý, đây là khám phá thú vị cho thấy đàn chim cánh cụt ảnh hưởng đến môi trường của chúng, vì số lượng các khu cư ngụ của chim cánh cụt đang tăng lên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem