“Biện pháp 24.05” bao gồm các qui định cấm đầu tư vào kinh tế và thương mại Triều Tiên, hạn chế chuyến đi đến miền Bắc.
Vài ngày qua, các nghị sĩ phe đối lập của Liên minh Vì nền dân chủ mới đã lên tiếng cho rằng, “biện pháp 24.05" là một trở ngại lớn trên chặng đường phát triển quan hệ liên Triều Tiên. Biện pháp cần được hủy bỏ đơn phương và vô điều kiện. Tuy nhiên, theo lập trường của Nhà Xanh hành động như vậy sẽ được Bình Nhưỡng hiểu là biểu hiện yếu đuối và không từ cơ hội đưa ra những yêu sách mới.
Cuộc tranh cãi khó thể kết thúc trong nay mai. Nhưng một sự thật rõ ràng là "biện pháp 24.05” đã không đem lại mấy hiệu quả.
Sau hơn bốn năm được áp dụng, tình hình kinh tế Triều Tiên chẳng hề xấu hơn. Ngược lại, giai đoạn này đã ghi nhận những biểu hiện tăng trưởng kinh tế vừa phải. Nếu những người khởi xướng "biện pháp 24/05" muốn trừng phạt kinh tế Triều Tiên thì họ đã không đạt được mục tiêu.
Mặt khác, sự vắng bóng giao lưu kinh tế giữa hai nước Triều Tiên làm cho không khí trên bán đảo thêm căng thẳng. Phe đối lập cho rằng, bãi bỏ "biện pháp 24.05" sẽ tạo điều kiện cho sự hòa hợp thống nhất của đất nước. Thành thật mà nói, những phát biểu như vậy là quá tham vọng. Chặng đường thống nhất của Triều Tiên vẫn còn rất dài. Tuy nhiên, việc khôi phục sự hợp tác giữa hai nước sẽ góp phần làm giảm tình hình căng thẳng trên bán đảo.
Tất nhiên, Seoul không nên ảo tưởng về bản chất của sự hợp tác. Kinh nghiệm "chính sách Ánh Dương" đã cho thấy là sự hợp tác này ít đem lại lợi ích gì về kinh tế. Triển vọng liên lạc kinh tế giữa hai nước nằm trong chừng mực Hàn Quốc còn sẵn sàng tiếp tục sự tài trợ. Khó thể mong đợi điều gì khác bởi thực tế trình độ phát triển kinh tế của Seuol và Bình Nhưỡng hiện nay là quá chênh lệch. Người đóng thuế Hàn Quốc sẽ phải bỏ tiền cho việc cải thiện mối quan hệ liên Triều Tiên. Nhưng sự cải thiện này là điều vô cùng cần thiết cho cả Triều Tiên cũng như Hàn Quốc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.