Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022

THDV Thứ hai, ngày 21/11/2022 06:33 AM (GMT+7)
Với những thiết kế độc đáo chưa từng có, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất, thậm chí, để ứng phó với thời tiết nắng nóng rất khắc nghiệt vùng sa mạc, có những SVĐ được lắp hệ thống điều hòa cực hiện đại, như chỉ có trong tương lai, cả 8 SVĐ mà Qatar xây dựng dành cho World Cup 2022 xứng đáng là những kỳ quan.
Bình luận 0

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 2.

Sân vận động Lusail. Ảnh: Reuters.Đây là sân vận động lớn nhất Qatar, với sức chứa hơn 80.000 chỗ ngồi và sẽ là nơi tổ chức trận chung kết World Cup 2022. Thiết kế của sân được lấy cảm hứng từ sự giao thoa của ánh sáng và bóng tối, đi kèm với đó là các họa tiết trang trí đặc trưng của văn hóa Hồi giáo. Sân Lusail được xây dựng từ đầu năm 2017 và khánh thành năm 2021. Từ sân tới trung tâm Doha khoảng 16 km. Tại World Cup 2022, sân này sẽ phục vụ 10 trận. Sau khi kết thúc World Cup 2022, sân Lusail sẽ được chuyển đổi thành một không gian cộng đồng gồm trường học, cửa hàng, quán café, cơ sở thể thao và các phòng khám sức khỏe.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 3.

Với sức chứa lên đến hơn 60.000 chỗ ngồi cùng mọi loại tiện nghi ở mức tốt nhất, sân vận động Al Bayt là nơi diễn ra trận đấu khai mạc World Cup 2022 cùng 9 trận đấu khác cho đến vòng bán kết. Sân Al Bayt được khánh thành năm 2022. Từ trung tâm Doha tới sân là 35 km. Nằm ở phía bắc thành phố Al Khor, thành phố nổi tiếng với nghề truyền thống câu cá và lặn ngọc trai, thiết kế của Al Bayt tôn vinh các giá trị văn hoá, truyền thống địngườia phương nhưng không kém phần hiện đại. Thiết kế dựa trên chiếc lều của những người dân du mục, Al Byat thể hiện sự hiếu khách của Qatar với hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 4.

Nằm cách Doha 12km về phía nam, sân vận động Al Thumama với thiết kế mặt ngoài mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Ả Rập. Sân vận động này được lấy ý tưởng từ chiếc nón Gahfiya truyền thống của người đàn ông Hồi giáo ở vùng Ả Rập. Al Thumama được thiết kế để tôn vinh văn hóa Ả Rập đi kèm với đó là thông điệp về sự năng động, mạnh mẽ và trí tưởng tượng bay xa. Ở Vòng chung kết World Cup 2022, sân Al Thumama sẽ phục vụ 8 trận đấu. Ảnh: AFP.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 5.

Sân vận động Al Janoub nằm ở thành phố Al Wakrah, cách thủ đô Doha gần 20km về phía Nam. Al Janoub được thiết kế và xây dựng dựa trên nguồn cảm hứng từ chiếc thuyền Dhow truyền thống gồm một hoặc nhiều cánh buồm hình tam giác của nước chủ nhà. Sân có sức chứa 40.000 người và được khánh thành năm 2019. Sân có khoảng cách tới trung tâm Doha là 22km. Số trận phục vụ ở World Cup 2022 là 7. Sân vận động có cấu trúc kéo mở, cho phép đóng hoàn toàn sân vận động để điều hòa không khí cho khán đài và sân cỏ giữa thời tiết khắc nghiệt của Qatar. Ảnh: D.M.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 6.

Sân Ahmad Bin Ali có sức chứa 40.000 người. Sân được khánh thành năm 2020. Khoảng cách từ sân tới trung tâm Doha là 20 km. Số trận phục vụ ở World Cup 2022 là 7 trận. Ahmad Bin Ali là sân vận động được xây dựng ngay trên rìa sa mạc, nơi đây đóng vai trò như một điểm mốc cho những du khách đến hay rời thành phố đều có thể dễ dàng tìm ra vị trí của nó. Sân có sức chứa khoảng 40.000 chỗ ngồi, hệ thống mái che và làm mát tiên tiến nhất để đảm bảo các cổ động viên thoải mái trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Một trong những đặc điểm thiết kế chính của công trình này mặt tiền nhấp nhô, được làm bằng các hoa văn đặc trưng của từng vùng miền đất nước.. Ảnh: D.M.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 7.

Sân vận động Education City có sức chứa 40.000 người và được khánh thành năm 2020. Sân có khoảng cách tới trung tâm Doha là 7 km và sẽ phục vụ ở World Cup 2022 là 8 trận. Được bao quanh bởi các trường học và các tổ chức thể thao, chính bởi thế cái tên Education được sử dụng cho sân vận động này. Người hâm mộ có thể dễ dàng đến Education City bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như bus, tàu điện ngầm. Mặt tiền sân vận động có các hoa văn hình tam giác, một sự tái hiện của các hoa văn arabesque truyền thống của Qatar. Cũng như mọi sân đấu khác, Education City cũng được trang bị hệ thống làm mát tiên tiến để cầu thủ và cổ động viên cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian trước, trong và sau trận đấu. Ảnh: FIFA.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 8.

Được khánh thành vào năm 1976, sân vận động này được đặt theo tên cựu quốc vương Khalifa bin Hamad Al Thani. Đây cũng là nơi đã diễn ra các sự kiện lớn như Asian Games 2006, Đại hội Thể thao khối Ả Rập 2011, Giải Điền kinh vô địch thế giới 2019. Bên trong sân vận động tích hợp hệ thống kiểm soát không khí cùng hệ thống làm mát tiên tiến. Với thiết kế mái vòm kép, sân vận động quốc tế Khalifa được coi là niềm tự hào của nước chủ nhà Qatar. Ảnh: FIFA.

Cận cảnh 8 SVĐ cực kỳ "xa hoa" mà Qatar xây dựng cho World Cup 2022 - Ảnh 9.

Sân vận động 974 được thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng từ hoạt động thương mại trên biển của Qatar. Đặc biệt số 974 là mã vùng quốc tế của Qatar và cũng là số lượng container được dùng để xây dựng sân vận động. Vì được xây dựng bằng các thùng container nên sân vận động này sẽ được tháo dỡ hoàn toàn sau khi World Cup 2022 kết thúc. 974 sẽ là nơi thi đấu của các đội tuyển lớn ở vòng bảng như Pháp, Bồ Đào Nha ở vòng bảng. “Tính bền vững” và “sự táo bạo” là thông điệp Qatar muốn gửi gắm qua sân vận động hoành tráng này. Ảnh: FIFA


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem