Trong những bộ tiểu thuyết của Kim Dung, Tuyết liên sơn được biết đến là loài thảo dược cực kỳ quý hiếm và chúng chỉ cho hoa 7 năm một lần.
Ngoài Thiên sơn tuyết liên, loại cây này còn có tên gọi khác là Sen tuyết bởi chúng sinh sống trên những đỉnh núi cao, tuyết trắng bao phủ quanh năm ở Tây Tạng (Trung Quốc).
Bởi cực kỳ hiếm và quý nên loài hoa này chỉ dành cho giới thượng lưu săn lùng.
“Tôi đặt những bông hoa này bên Trung Quốc gần một năm nay mới được 1kg. Vì hoa khô, nên nó khá nhẹ” - Chủ nhân của lô Thiên sơn tuyết liên này cho biết.
Một bông hoa khô này nhẹ tênh, chỉ khoảng 1 lạng/bông. Tuy nhiên, theo vị đại gia này cho biết, giá của nó về đến Việt Nam không dưới 5 triệu đồng/bông.
Nhìn thoáng bề ngoài, bông hoa có hình thù như một búp sen, lá to, dày và rộng bao bọc lấy bông phía trong. Bên trong nó là hoa với những sợi bông.
Các đại gia sành ăn, sành uống sẽ dùng vài cánh hoa, vài cánh nhụy cùng một ít tử kỳ đỏ rồi pha uống như uống trà.
Theo tìm hiểu được biết, loài Thiên sơn tuyết liên chỉ mọc ở những dãy núi đá có tuyết trắng phủ quanh năm, trên độ cao 4.000 mét ở vùng Tân Cương hay Tây Tạng của Trung Quốc.
Đặc biệt, loài cây này từ khi nảy mầm đến 7 năm sau mới trổ hoa.
Trong những bộ truyện kiếm hiệp của nhà văn Trung Quốc Kim Dung đã từng xuất hiện loài hoa này với công dụng chữa chạy những căn bệnh quái ác.
Trong y thuật, Thiên sơn tuyết liên có công dụng bồi bổ sinh lực, chống ung thư, cao huyết áp, nhức mỏi....
Với những lợi ích về y học và sự đặc biệt trong sinh trưởng, loài hoa này được mệnh danh là vua của các loài hoa.
“Nhiều người biết tôi mua được loài hoa này nên đã hỏi mua và đặt mua giúp. Tuy nhiên, cũng rất khó khăn mới đặt mua được nên chỉ để dùng chứ không mang tính kinh doanh, thương mại” - vị chủ nhân cho biết.
Lô Thiên sơn tuyết liên của vị đại gia Hà Nội mới nhập về Hà Nội.
Tại Trung Quốc, người dân coi đây là loài hoa được kết tinh từ trời và đất; Gió và mây; Núi đá và tuyết.
Ngoài việc pha nước uống như trà, hiện tại đây là mặt hàng được giới nhà giàu săn lùng để về ngâm rượu.
Sau khi mang được loài hoa này về Hà Nội, vị đại gia này đã dùng một phần để ngâm rượu trong bộ sưu tập rượu ngâm của mình
Vui lòng nhập nội dung bình luận.