Cận cảnh chiếc áo niên đại 1.000 năm tuổi có giá gần 16 tỷ đồng

Hậu Dương (Theo New York Times) Thứ ba, ngày 01/05/2018 09:55 AM (GMT+7)
Vì sao chiếc áo lại có giá gần 16 tỷ đồng? Trước tiên chiếc áo có niên đại gần 1.000 năm tuổi. Thứ hai, chiếc áo thuộc về một đế chế đã mất. Thứ ba, chiếc áo là minh chứng cho việc quần áo được dùng để thể hiện quyền lực và khát vọng.
Bình luận 0

Chiếc áo gấm lụa dệt sợi vàng đang được nhà Sotheby’s mang ra đấu giá.

img

Chiếc áo có niên đại 1000 năm tuổi.

Benedict Carter, trưởng bộ phận đấu giá sản phẩm Trung Đông thuộc nhà Sotheby’s cho biết: “Bản thân và tình trạng chiếc áo như thế này là cực kỳ quý hiếm.”

Chiếc áo được trang trí với hình ảnh những chú vịt quàng khăn và ngậm chuỗi ngọc trai trong mỏ, bao xung quanh là các bát giác có hình trái tim cùng nhiều hình thù khác. Đây là những dấu hiệu cho thấy chiếc áo thuộc về một người thân cận với hoàng gia hoặc có quyền cực cao trong Đế chế Sogdian.

Tập trung đông đảo các thương nhân chuyên buôn nô lệ, ngựa, nước hoa và nhiều thứ khác dọc theo Con đường Tơ lụa, vương quốc Sogdian thuộc địa phận Uzbekistan và Tajikistan ngày nay, vương quốc này có niên đại khoảng 1.000 năm và diệt vong vào thế kỷ thứ X.

Và đây mới chỉ là khởi đầu của câu chuyện được ẩn trong những sợi chỉ dệt nên chiếc áo.

img

Cận cảnh chiếc áo có giá gần 16 tỷ đồng.

Màu sắc

Một phần khiến chiếc áo đặc biệt như vậy là do màu sắc hiếm có của nó, Benedict Carter, bộ phận đấu giá sản phẩm Trung Đông thuộc nhà Sotheby’s cho biết: “Với kinh nghiệm đôi lần xử lý các loại vải vóc cổ của chúng tôi thì đa phần vải đều có màu sẫm hơn, thường là đỏ hoặc xanh da trời. Tôi chưa từng thấy sắc vàng như vậy bao giờ”, cô nói. Sotheby’s đã cố gắng có được chiếc áo trong suốt năm năm ròng, trước khi cuối cùng một thành viên trong nhóm đã thuyết phục được chủ sở hữu người Pháp của chiếc áo bán nó.

Chất liệu

Đối với người Sogdian, lụa cũng giá trị như một loại tài sản giống như vàng, và dễ mang theo hơn rất nhiều. Một chiếc áo lụa gấm có chất lượng và màu sắc đẹp đẽ như vậy sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ rằng người sở hữu nó rất giàu có và quyền lực, nhất là khi mặc chung với quần, giày và mũ lụa quý giá để đến những vùng đất hoặc vương quốc mới.

Cách dệt

Vải lụa gấm đòi hỏi kỹ thuật dệt cực kỳ phức tạp phối hợp giữa kỹ thuật dệt vải thớ ngang của Trung Á và Trung Quốc, kỹ thuật này chỉ xuất hiện ở Trung Quốc từ khoảng thế kỷ thứ VII. Ban đầu người Sogdian mua lụa từ Trung Quốc, trước khi áp dụng môt số kỹ thuật để sản xuất lụa của riêng họ.

Gần như nguyên bản

Gần như không xuất hiện bất cứ một vết mài mòn trên các thớ vải, trong khi chiếc áo rõ ràng đã được mặc, chứ không dùng để trưng bày.

Mẫu hoa văn và họa tiết

Việc sử dụng hình ảnh một loài gia cầm với chuỗi ngọc quý ngậm trong mỏ và những dải lụa cuốn quanh cổ là biểu trưng chiếc áo này thuộc về người có liên quan đến hoàng tộc Sogdian. Nếu hoa văn xuất hiện trên áo là gà lôi đỏ (thay cho vịt) trong bối cảnh một chuyến đi săn, thì đây là biểu tượng đặc biệt chỉ có ở các vị vua.

Những món đồ thời trang cao cấp ‘xấu tệ’ vẫn có giá đắt đỏ

Các sản phẩm “xấu tệ” với mức giá lớn được cho là phương pháp tiếp thị xuất sắc của các hãng thời trang cao cấp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem