• Nấm Cánh Chuồn, món ngon của núi rừng được đồng bào vùng cao gọi là “Chi Sài” và đồng bào vùng thấp gọi là “Hết Pỉ”. Cũng bởi hiếm gặp nên loại nấm này ít khi có mặt ở các khu chợ. Để hái được loại nấm này phải vào sâu trong những cánh rừng già.
  • Vào những ngày hè nóng nực, những người đi xa nhớ về quê hương với biết bao kỷ niệm sẽ chẳng thể quên bát canh mồng tơi bình dị, mát ruột - thứ rau mọc lên từ đất quê, phủ xanh những bờ giậu quanh nhà và xanh mướt một màu ký ức về mảnh đất quê hương.
  • Đã lâu mình không nhớ mình có thể làm thơ trong nỗi nhớ người, như tạm quên chiếc hôn giã biệt từng đắm say thầm lặng giữa tâm hồn. Chợt sáng mai này thức giấc, khuấy động những phôi pha từ đâu đó ngược về với vị gió non tơ của mùa rét. Thành phố ngọt ngào hơn khi dõi mắt qua nếp lá để nhìn nắng cứ lên cao về phía đồi xa, nao lòng chợt hiểu sông đang miệt mài quen với những bóng râm mà đến mai sau, đến mãi mãi nắng không biết mình để lại trên mặt nước.
  • Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt có truyền thống chuẩn bị mâm cỗ rước ông Táo về chầu Trời. Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để mong ước cả nhà quanh năm no ấm.
  • Theo phong tục Việt, "ông Táo - Thần bếp" quản nhà sẽ cưỡi cá chép chầu Trời vào đúng 23 tháng Chạp để bẩm báo Ngọc Hoàng về mọi việc ác, thiện mà gia chủ đã làm trong một năm.