Tách lương để trốn đóng
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết 31.10.2017, tổng số tiền nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của BHXH các tỉnh, thành là 16.602 tỷ đồng, giảm 64 tỷ đồng so với tháng trước, tỷ lệ nợ bằng 6,3% so với kế hoạch thu năm 2017.
Quyền lợi của hàng nghìn lao động đang bị ảnh hưởng bởi bị nợ tiền BHXH (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Nguyệt
Hiện nay mới ưu tiên xử lý phần trốn đóng, chậm đóng, còn phần DN đóng không đủ thì rất khó xử lý. Hầu hết các DN tại Việt Nam mới chỉ đóng BHXH dựa trên lương cơ bản, cộng với 1-3% tiền phụ cấp kỹ thuật, bằng cấp. Các khoản phụ cấp bổ sung khác thì chưa được đóng BHXH”.
Ông Lê Đình Quảng -
Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam
|
Thực chất, hiện không chỉ có vấn đề trốn đóng BHXH, nhiều DN còn đóng không đủ BHXH bằng cách lách luật. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, mặc dù số lượng trốn đóng, nợ đóng BHXH đã giảm nhưng vẫn còn không ít DN cố tìm cách lách luật nhằm giảm bớt tiền đóng BHXH.
“Một số chiêu thức có thể kể đến là tách lương thành nhiều khoản phụ cấp, thưởng… để trốn đóng BHXH. Không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng ký dưới 3 tháng. Những trường hợp đóng không đủ cũng đã là trốn đóng, còn chậm đóng thì rất nhiều” - ông Quảng viện dẫn.
Ví dụ, một DN có 5.000-6.000 lao động (LĐ), nhưng chỉ ký hợp đồng dài hạn 3.000 LĐ, còn lại là ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng để trốn đóng BHXH.
Ông Quảng cũng cho biết, kể từ 2018, Luật BHXH cũng quy định, ngoài lương, các DN cũng phải đóng BHXH dựa trên cả những khoản bổ sung cố định khác. Với quy định mới này, chỉ trừ một số khoản phụ cấp nhỏ không tác động đến đầu ra của sản phẩm, còn lại DN sẽ phải đóng khiến tổng tiền đóng BHXH sẽ phải tăng lên. Điều này có thể làm tăng chi phí đầu ra, khiến nhiều DN “khó chịu”.
“DN cũng kêu rất nhiều, tuy nhiên, đây là quy định trong luật nên buộc phải thực hiện. Sắp tới cũng thực hiện mã số định danh LĐ nên sẽ làm được” - ông Quảng nói.
Quyền lợi hàng nghìn LĐ bị ảnh hưởng
Mới đây, để đối phó việc trốn đóng BHXH của các DN, BHXH TP.Hà Nội vừa đăng tải danh sách 500 cơ quan nợ BHXH, BHYT từ 6 tháng trở lên tính đến hết tháng 10.2017. Đây là các DN đã nợ BHXH, BHYT từ 6 - 24 tháng với tổng số nợ hơn 1.162 tỷ đồng.
Theo báo cáo, hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH của DN đã ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của hơn 20.000 LĐ trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc BHXH TP.Hà Nội - cho biết, hiện BHXH thành phố tiếp tục đôn đốc thu nợ, kiểm tra và xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH, BHYT từ 12 tháng. Sau 2 lần đôn đốc không thành và sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần thứ hai mà đơn vị không thực hiện thì cơ quan BHXH trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, hướng dẫn, lập biên bản làm việc.
“Sau 3 tháng kể từ ngày thông báo lần đầu, đơn vị vẫn không chấp hành thì cơ quan BHXH quyết định thanh tra đột xuất, lập biên bản, xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm. Trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, truy tố” - ông Hòa nói thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.