“Dừa Indonesia có ưu điểm vượt trội là rất sai trái, có buồng lên tới 20 trái và mỗi cây trưởng thành cùng lúc có thể nuôi 7-8 buồng, mỗi buồng cách nhau 20 ngày....", anh Tô Tấn Lập ở khu phố 2, phường Thành Tâm, thị xã Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) giới thiệu về vườn dừa 2,5 ha của gia đình.
Dừa là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách tỉnh nhà. Hiện giá dừa thô đang giảm mạnh, nhưng không thể phủ định giá trị kinh tế từ cây dừa mang lại, từ thân cây dừa cho đến trái dừa, vỏ dừa, lá dừa… đều được tận dụng làm ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Mấy ngày gần đây, trái dừa ở tỉnh Tiền Giang đầu ra khó khăn, giá giảm sâu do mưa bão kéo dài. Đặc biệt, dừa tươi thu hoạch khó khăn có nguy cơ dẫn đến quá lứa.
Hiện giá dừa khô nguyên liệu xuống thấp ảnh hưởng đến thu nhập các hộ dân trồng dừa ở Bến Tre. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa phát huy hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bến Tre có 681,3ha dừa bị nhiễm sâu đầu đen, so với tuần trước tăng 45ha (tuần trước 635,47ha). Lũy kế đến nay 1.129,54ha.
Trong một chuyến công tác, tôi có dịp về thăm cơ sở sản xuất bàn chải dừa Hữu Phát của chị Lê Thị Mến, thôn Năng An, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định). Chị Mến là một hội viên phụ nữ trẻ, năng động, sáng tạo với mô hình sản xuất các sản phẩm từ xơ dừa - mô hình mới nhưng rất hiệu quả hiện nay
Vẽ lên các gốc cây dừa là sáng kiến độc đáo, có tính thẩm mỹ cao, mới lạ của Đoàn thanh niên xã Thới Lai, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) trong Tháng Thanh niên 2021.