• Việc kiểm tra, lấy mẫu và xử lý vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi mới chỉ diễn ra ở 35 tỉnh, thành phố, việc phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm tại các địa phương còn rất hạn chế. Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và y tế, công thương chưa nhiều, chưa chặt chẽ...
  • Từ tháng 11.2015 đến nay, đã có 4 trường hợp bị phát hiện sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vốn chỉ dừng ở mức cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt hành chính thì tới đây hành vi này sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7 với mức phạt lên tới 5 năm tù.
  • “Đối với chất cấm chúng ta không thể xử lý theo kiểu “ngắt ngọn”, đó là cách làm vu vơ, làm tùy hứng, không thể chỉ giám sát ở các lò mổ, trang trại. Chúng ta phải truy cho được họ lấy chất cấm ở công ty nào, công ty đó nhập nguyên liệu chất cấm ở đâu, lấy đâu phải triệt ở đó. Phải nhổ tận gốc rễ thì mới hiệu quả được”.
  • "Năm 2016 phải tiếp tục phát huy để tiến tới đẩy lùi và chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nếu chính quyền không vào cuộc thì có “ông giời” cũng không làm được"
  • Các chất vàng ô thuộc nhóm anthraquinone - một trong những chất hóa học có tiềm năng gây ung thư ở động vật. Bộ NNPTNT đã chính thức bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.