Chế biến cà phê
-
Y Pốt Niê tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược Đà Nẵng, học thêm 2 năm chuyên tu, sau đó anh làm việc tại Bệnh viện 175, rồi về Đăk Lăk tiếp tục làm ở bệnh viện với vai trò bác sĩ đa khoa. Đùng một cái, Y Pốt Niê bỏ việc và quyết định khởi nghiệp với hạt cà phê…
-
Năm được mùa thì mất giá, năm được giá lại mất mùa, riêng vụ 2018 - 2019 thì mất cả hai, khiến người trồng cà phê không có lãi, nhiều nông hộ còn lỗ vốn. Trước thực trạng này, nhiều nông dân ở Gia Lai đã nghĩ cách chế biến cà phê, đưa trực tiếp ra thị trường mà không qua thương lái, doanh nghiệp chế biến nào.
-
Ngày càng nhiều đại gia trong lĩnh vực chế biến và thương mại tham gia thị trường xuất khẩu cà phê. Đây được coi là tín hiệu tốt để khắc phục điểm yếu cố hữu của cà phê Việt Nam vốn chỉ xuất thô, mang giá trị thấp.
-
Ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê đã có một năm 2018 chìm trong gian khó, giá cà phê chạm đáy đẩy nhiều nông dân vào cảnh khó khăn trong khi thị trường thế giới có nhiều biến động. Quy hoạch lại vùng sản xuất, đẩy mạnh chế biến sâu là giải pháp cần thực hiện ngay lúc này để đưa cà phê Việt lên... dốc.
-
Với tổng nguồn vốn đầu tư 9 tỷ đồng, từ quý 1 đến quý 2/2018, Doanh nghiệp tư nhân Xuân Vinh (phường Lộc Phát, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bắt đầu lập các thủ tục thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xin phép xây dựng các hạng mục… thuộc dự án nhà máy chế biến cà phê công nghiệp.
-
Là cường quốc sản xuất cà phê nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… trong khi có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Nghịch lý này đã khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.
-
Từ năm 2012, tỉnh Đồng Nai đã triển khai đề án cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, nhưng cho đến nay đề án này gần như không tiến triển đối với cây cà phê do nông dân thích tiện hơn lợi.
-
Một trong những nguyên nhân khiến giá cà phê của Việt Nam thấp như ngày hôm nay là do thiếu cơ chế hỗ trợ chế biến sâu. Vì thế, Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” với tổng kinh phí dự kiến khoảng 170 tỷ đồng.
-
Muốn nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu cần xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến thành chuỗi.